Nhờ làm làm tốt công tác tiêu hủy và khử trùng nên tỉnh Hậu Giang đã khống chế thành công ổ dịch bệnh dịch tả heo châu Phi ngay sau khi phát hiện.
Khống chế thành công ổ dịch tả heo châu Phi, tiêu hủy 145 con
Khoảng nửa đầu tháng 7, trên địa bàn TP Vị Thanh đã xảy ra 3 ổ dịch bệnh dịch tả heo châu Phi, tại 17 hộ chăn nuôi thuộc xã Hỏa Lựu, Vị Tân và phường III. Tổng số heo chết, tiêu hủy là 145 con, với trọng lượng gần 3 tấn. Nhờ phát hiện kịp thời, mầm bệnh được khống chế tốt, nên các ổ dịch không lây lan ra diện rộng.
Bà THỊ CHANH – Xã Vị Tân, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang: “”
Ông NGUYỄN VĂN VĨNH – Phó Trưởng trạm Chăn nuôi và Thu Y TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang: “Khi dịch bệnh xảy ra chúng tôi có hướng dẫn cho thú y xã, phường theo quy định, chúng tôi phun thuốc liên tục…..”
Ngay sau khi phát hiện ổ dịch bệnh dịch tả heo châu Phi, tỉnh Hậu Giang đã kích hoạt hệ thống phòng chống dịch, tiến hành tiêu hủy nhanh đàn heo bị mắc bệnh và bố trí lược lượng thú y tiến hành phun hóa chất tiêu độc khủ trùng khu vực ổ dịch hàng ngày. Ngoài ra, còn cấp phát hóa chất, hướng dẫn và giám sát các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn TP Vị Thanh, các huyện tiếp giáp là Long Mỹ và Vị Thủy, tự tiêu độc sát trùng chuồng trại, tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đến nay, đã qua 24 ngày (tính từ ngày tiêu hủy cuối cùng 18/7) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang không có heo bị mắc bệnh và chết do dịch bệnh dịch tả heo châu Phi.
Ông TRẦN MINH LÝ - Xã Vị Tân, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang: “Nhờ cán bộ thú y đến hướng dẫn và cho thuốc xịt phòng bệnh nên giúp chăn nuôi được an toàn…”
Ông TRỊNH HÙNG CƯỜNG, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh Hậu Giang: “Chúng tôi kết hợp với địa phương để tiêu hủy toàn bộ số lượng heo có biểu hiện bệnh và mắc bệnh, sau đó chúng tôi vệ sinh, tiêu độc tại các vùng xảy ra dịch bệnh và lân cận…”
Hiện nay, tỉnh Hậu Giang có tổng đàn heo trên 146.000 con, trong đó có trên 100.000 con heo thịt. Ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo chặt chẽ việc tái đàn heo đúng theo thời điểm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và giá cả thị trường được thuận lợi, rà soát, xác định những cơ sở đảm bảo thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi. Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng về phòng bệnh để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi, hạn chế thấp nhất rủi ro thiệt hại do dịch bệnh gây ra trên địa bàn tỉnh.