Hành trình 3 năm, đã có khoảng 3.000 tấm ảnh được nhóm phục dựng ảnh TeamLee chỉnh sửa miễn phí, trao tận tay gia đình các liệt sỹ. Đó là một cách thể hiện sự tri ân của lớp trẻ đối với những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.
Ngày 'trở về' đặc biệt của 3.000 Liệt sỹ
Lời dẫn Anh NGUYỄN ĐÌNH ANH
Thành viên nhóm phục dựng ảnh TeamLee
“Chiến tranh đã lùi xa một thời gian, nhưng trong chiến tranh có nhiều các anh, các bác liệt sỹ không có một tấm ảnh để lại vì hoạt động bí mật. Lúc đó thì team cùng với người thân gia đình ngồi lại để xem ai giống nhất sau đó chúng tôi ngồi phục dựng lại”
Lời dẫn
Chị NGUYỄN NGỌC MAI
Cháu gái Liệt sỹ Nguyễn Thị Loan
“Bà giờ tuổi cũng cao rồi, nguyện vọng cuối cùng của bà là tìm thấy mộ bác và đưa bác trở về với gia đình”
Lời dẫn của Anh Đình Anh
“Thực sự rất xúc động vì khi đến các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, thì các bà mẹ VNAH rất già rồi. Thời gian không còn nhiều nữa, chúng tôi có thể có nhiều thời gian nhưng các mẹ không còn nhiều thời gian để chờ nữa”
Dù đã hơn 50 năm trôi qua, đối với Mẹ VNAH Trần Thị Tình ở xã Chân lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, những kí ức về người con trai, Liệt sỹ Trần Văn Kha vẫn luôn khắc khoải. Tấm di ảnh là kỉ vật còn xót lại, nhưng theo thời gian, tấm ảnh đã phai màu, không nhìn rõ. Hôm nay, bà Tình rất xúc động khi được gặp lại con trai mình qua bức ảnh do nhóm bạn trẻ này phục chế.
Phỏng vấn
Bà TRẦN THỊ TÌNH
Mẹ Liệt sỹ Trần Văn Kha
“Bao lâu rồi bà mới nhìn thấy rõ ảnh con cháu, có nhìn thấy cái gì, làm gì có mà nhìn. Giờ có khóc cũng không còn nước mắt nữa rồi, giờ chỉ có kêu, kêu cũng không có nước mắt”
Có lẽ, đối với Mẹ VNAH Trần Thị Tình, đây là bức ảnh quý giá nhất, tấm hình bà chụp cùng với con trai – liệt sỹ Trần Văn Kha. Tấm hình thay cho lời hứa năm xưa, khi đất nước giải phóng con sẽ trở về bên mẹ. Bức ảnh này nhóm TeamLee đã ngày đêm phục dựng thay cho lời tri ấn các AHLS
Và những tấm ảnh liệt sỹ được phục dựng đến từ những bạn trẻ trong nhóm TeamLee. Nhóm thành lập từ năm 2021, mỗi thành viên trong nhóm đều có công việc riêng và đến từ những tỉnh thành khác nhau. nhưng khi hoàn thành xong công việc cá nhân, các thành viên tập hợp để cùng nhau lên kế hoạch phục dựng ảnh liệt sỹ. Mỗi ngày nhóm nhận được hàng nghìn tin nhắn của thân nhân liệt sỹ khắp nơi gửi về nhờ chỉnh sửa ảnh.
Phỏng vấn
Anh NGUYỄN ÂU THÀNH ĐẠT
Thành viên nhóm phục dựng ảnh TeamLee
“Chỉnh sửa ảnh khó nhất là phần mắt và mũi, vì đó thổi hồn vào tấm ảnh và như vậy chúng tôi sẽ phải trao đổi với gia đình rất là nhiều”
Tìm con về với tôi, tiếng khóc xé lòng của người mẹ hơn nửa đời người đi tìm con là Liệt sỹ Nguyễn Thị Loan khiến cả căn phòng không kìm được nước mắt. Liệt sỹ Loan xung phong vào chiến trường Quảng Trị năm 1971 đến năm 1972, chị hy sinh khi ấy mới tròn 23 tuổi.
Phỏng vấn
Cô NGUYỄN THỊ MY
Em gái Liệt sỹ Nguyễn Thị Loan
“Khi nhìn thấy di ảnh của chị tôi lúc các cháu đưa về tôi thực sự rất xúc động không thể nói nên lời, thực sự cảm ơn các cháu’
Hành trình 3 năm, đã có khoảng 3000 tấm ảnh đã được nhóm chỉnh sửa miễn phí, trao tận tay gia đình các liệt sỹ, bằng việc làm thiết thực này họ đã giúp các liệt sỹ và người thân được đoàn tụ theo một cách thật đặc biệt. Đó cũng là một cách thể hiện sự tri ân của lớp trẻ đối với người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc