Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đưa mô hình “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng an toàn sinh học trên đệm lót sinh” về xã A Ngo, huyện Đakrông để thay đổi nhận thức chăn nuôi truyền thống, từng bước hình thành vùng chăn nuôi hàng hóa, phát huy lợi thế và tạo thương hiệu.
MÔ HÌNH GÀ THỊT BẢN ĐỊA THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC CHO NGƯỜI NGHÈO
Đakrông là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Trị, là một trong 63 huyện nghèo trong cả nước. Đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm Chuyển giao Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn theo hướng An toàn sinh học từ nguồn giống gà Ri bản địa ấp nở tại địa phương. Năm 2022 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị,thực hiện mô hình: “ Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng an toàn sinh học trên đệm lót sinh”
Mô hình triển khai tại xã A ngo, huyện Đakrông với quy mô 500 con, được nuôi ở 5 hộ,Vì đây là xã khu vực biên giới nên tham gia mô hình các hộ dân được hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống, giống gà Cu Roang và giống gà Ri 21 ngày tuổi; vật tư thiết bị, máy ấp trứng; chế phẩm vi sinh vật và các nguyên liệu khác để làm đệm lót sinh học.
Được dự án hỗ trợ cùng với đức tính cần cù chịu khó, bà Hồ Thị Phía, thôn A Đeng, xã A Ngọ, huyện Đakrông, đã biết áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi gà vào thực tế một cách hiệu quả. Sau gần 3 tháng nuôi cho thấy gà sinh trưởng phát triển rất tốt, trọng lượng bình quân đạt 1,2 kg/con, tỷ lệ nuôi sống đạt 98%. Với hiệu quả ban đầu của mô hình hứa hẹn sẽ có một nguồn thu nhập ổn định và cao cho gia đình bà Phía.
Hồ Thị Phía: thôn A Đeng, xã A Ngọ, huyện Đakrông, Quảng Trị
(tiếng dân tộc Pa Cô – đọc dịch để lồng tiếng bà này nói: Cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ cho gia đình tôi mô hình này, hàng ngày tôi chăm sóc đàn gà thường xuyên và thấy gà nhanh to, cảm ơn cấp trên đã tạo điều kiện cho gia đình tôi vươn lên thoát nghèo.
Để triển khai theo đúng tiến độ, cán bộ kỹ thuật đã chuyển giao kỹ thuật nuôi gà bản địa theo đúng quy trình, đạt hiệu quả. Trong quá trình nuôi sẽ được hướng dẫn cách nuôi dưỡng chăm sóc gà theo từng giai đoạn, công tác phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở gà bản địa.
Việc triển khai mô hình đã giúp cho các hộ dân quản lý tốt dịch bệnh, sử dụng đệm lót sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, giúp các hộ làm quen với phương thức chăn nuôi mới từng bước hình thành và xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng cho vùng; phát triển kinh tế bền vững, nâng cao đời sống người dân gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Phỏng vấn Ông Hồ Văn Tập – Cán bộ Nông nghiệp xã A ngo, huyện Đakrông, Quảng Trị
Với những tín hiệu ban đầu đầy triển vọng, mô hình nuôi gà thịt bản địa được xem là hướng đi tích cực trong phát triển kinh tế cho các hộ gia đình ở xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Ngoài mục đích nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, mô hình nuôi gà thịt bản địa sẽ mở ra hướng đi mới, tạo sản phẩm đặc trưng riêng của địa phương, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, hoàn thành tiêu chí thu nhập, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới.