Nhiều hộ dân tại thủ phủ nhãn Sông Mã (Sơn La) đang dần chuyển đổi diện tích nhãn chính vụ sang giống nhãn chín sớm T6 có giá cao gấp nhiều lần.
Nhãn chín sớm mang lại giá trị cao
Sau hơn 7 năm chuyển đổi diện tích nhãn miền thiết sang trồng giống nhãn chín sớm T6, đến nay HTX nhãn Thành Công đã có 30 trên tổng số 50 ha là nhãn chín sớm, năng suất đạt trên 270 tấn/năm. Bên cạnh đó, sản phẩm nhãn chín sớm không phải cạnh tranh nhiều như nhãn chính vụ và giá bán cũng cao hơn nhiều lần.
Ông TRẦN MẠNH CƯỜNG - Giám đốc HTX nhãn Thành Công, xã Mường Hung, Sông Mã, Sơn La
Để giá trị kinh tế mà so với nhãn cổ truyền thì thật sự chênh lệch cao, vì tính theo mức độ giữa 1kg nhãn trái vụ so với chính vụ gấp 5 đến 6 lần. Nếu nhãn cổ truyền gặp điều kiện khó khăn thì có thể gấp tới 10 lần trên 1kg nhãn.
Về mức độ so với năm nay thì đến hiện tại là rất ổn định, nếu để giá trị kinh tế so với nhãn cổ truyền thì chênh lệch rất cao, vì tính theo mức độ giữa 1 kg nhãn trái vụ xử lý ra chính vụ thì nó sẽ chênh lệch nhau ở mức đến 4-6 lần.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế mà giống nhãn chín sớm T6 đem lại, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Sông Mã đã dần chuyển đổi diện tích nhãn chính vụ sang trồng giống nhãn này. Nhiều hộ còn đầu tư hệ thống phun tưới ẩm, cung cấp đủ nước cho cây nhãn trong quá trình ra hoa, đậu và nuôi dưỡng quả.
Anh MAI VĂN CƯƠNG - Xã Mường Hung, huyện Sông Mã, Sơn La
Nhãn T6 mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã chuyển đổi dần từ nhãn miền thiết sang giống nhãn T6. Đầu mùa thì tôi bán được giá 40, năm ngoái chỉ bán được từ 30 -32 thì thấy giá thành cao hơn so với năm ngoái.
Không chỉ cho năng suất cao, nhãn chín sớm ở Sông Mã còn có chất lượng thơm ngon, mẫu mã đẹp nên được thương lái trong và ngoài tỉnh tìm tới thu mua tận vườn.
Chị NGUYỄN THỊ CHÍNH
Thương lái
Tôi đi mua nhãn bao nhiêu năm nay rồi, tôi thấy hàm lượng của nhãn chín sớm rất là tốt, ngọt, vỏ mỏng và mẫu mã rất là đẹp và tôi đưa ra các thị trường như: các chợ đầu mối, các chợ Hà Đông dưới Hà Nội, người tiêu dùng cảm thấy rất là ngon.
Hiện nay, huyện Sông Mã đang tiếp tục xây dựng vùng trồng nhãn chất lượng cao theo tiêu chuảna VietGAP và theo hướng hữu cơ để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của thị trường. Việc áp dụng kỹ thuật trồng nhãn chín sớm, rải vụ ở địa phương này đang là hướng đi hiệu quả, giúp nông dân không còn phải lo lắng về tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như trước đây.
Ông PHẠM QUANG THÀNH
Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Sông Mã, Sơn La
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện đã tham mưu cho UBND huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân ghép cải tạo vườn nhãn. Hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho nhãn ra hoa trái quả, rải vụ.
Có thể thấy, hiệu quả kinh tế của nhãn chín sớm đã và đang phát huy hiệu quả tích cực mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân vùng biên giới Sông Mã. Từ đó giúp những người trồng nhãn cải thiện cuộc sống, làm giàu trên chính quê hương của mình vầ góp phần quảng bá thương hiệu nhãn Sông Mã.