Sau cơn bão số 3, nhiều hộ dân sản xuất nông nghiệp tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội mất trắng. Thế nhưng, chính quyền huyện cho rằng thiệt hại không đáng kể.
Người dân trắng tay vì bão chính quyền nói không đáng kể
Sau cơn bão số 3, nhiều hộ dân sản xuất nông nghiệp tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội mất trắng. Thế nhưng, chính quyền huyện cho rằng thiệt hại không đáng kể.
Anh NGUYỄN HỮU HỢI
Xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
'Cơ ngơi 10 năm trong một đêm giờ chỉ còn lại tay trắng, biết bao giờ mới làm lại được, có làm không đủ sức nữa rồi'
Những trụ sắt bị gãy đổ, mảnh nilon rách tan hoang, cả hệ thống nhà màng đổ sập trong phút chốc. Chứng kiến trang trại 4ha - đứa con tinh thần của mình gây dựng trong nhiều năm giờ tan hoang, anh Nguyễn Hữu Hợi, người dân xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội như đứt từng khúc ruột.
Phỏng vấn
Anh NGUYỄN HỮU HỢI
Xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
“Mấy chục năm, tôi chưa từng thấy cơn bão nào tàn phá khủng khiếp như vậy, các anh chị nhìn đấy, người làm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông mình đã rủi ro rồi giờ như thế này…Những luống rau còn sót lại có thu hoạch cũng không thể nào bù lại được”
Cơn bão số 3 đã tạm qua đi nhưng những hệ lụy còn xót lại đến bao giờ mới có thể phục hồi. Theo anh Hợi, làm nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn, 10 năm trước, gia đình anh đã phải đi vay ngân hàng, cắm sổ đỏ để làm nông nghiệp.
Giờ toàn bộ trang trại 4ha sụp đổ hết ước tính con số thiệt hại của gia đình anh Hợi lên đến hàng tỷ đồng
Phỏng vấn
Anh NGUYỄN HỮU HỢI
Xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
“Giờ đã đầu tư bao công sức như thế rồi, bỏ sao đành, lại phải cố tiếp thôi. Tận dụng những gì còn dùng được, chứ biết làm thế nào bây giờ”
Cùng hoàn cảnh với gia đình nhà anh Hợi, hộ gia đình anh Nguyễn Văn Bình cũng ăn không ngon ngủ không yên.
Bao năm nay, nguồn sống của gia đình anh chỉ trông chờ vào vườn nho…Nhưng vườn vừa đậu quả bỗng trở nên tanh bành chỉ sau 1 đêm.
Theo anh Bình, có giữ lại thì vụ này cũng coi như bỏ.
Phỏng vấn
Anh NGUYỄN VĂN BÌNH
Xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
“Giờ gió bão như này thì chịu rồi, không khắc phục được, gió quật đi quật lại cây nho, hỏng, hỏng quá nhiều. Đến bây giờ tôi mất 4 năm rồi, năm nay sang năm thứ 4 rồi, đợt này gió bão như này, thiệt hại quá nhiều cho nhà nông, bây giờ chỉ mong nhà nước hỗ trợ…”
Được nhà nước quan tâm, hỗ trợ đang là mong mỏi của người nông dân ngay lúc này.
Thế nhưng, bất ngờ thay Ông Nguyễn Viết Đạt, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng lại thản nhiên khẳng định những thiệt hại về nông nghiệp sau cơn bão số 3 ở huyện Đan Phượng là nhỏ và không đáng kể.
Phỏng vấn
Ông NGUYỄN VIẾT ĐẠT
Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng
Một cái nhà màng là nhà Quyền Quý bị tốc. Một cái nhà màng đáng gì đâu, mất một cái nhà màng đáng gì đâu. Nó rách lilon thôi mà vá vào đáng gì.
Pv: còn các nhà màng khác không ghi nhận thiệt hại à?
Không ghi nhận thiệt hại.
Cái này không đáng kể, chủ yếu đậu tương, ngô đậu nó nghiêng thôi. Trồng chọt bọn anh cơ bản là ổn
Pv: thế là các anh xuống ruộng kiểm tra chưa?
Xuống rồi chứ, xuống nhiều chứ, Ban chỉ huy không xuống thì chết à.
Phỏng vấn
Anh NGUYỄN HỮU HỢI
Xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Về phía huyện đến giờ tôi chưa thấy ai đến thăm hỏi gia đình. Tổng tất cả là 11 cái nhà màng, diện tích hơn 2000m2 chứ không phải ít. Nói không đáng kể thế nào mới là đáng kể để huyện xuống kiểm tra.
Giờ đây khi xem lại những hình ảnh của trang trại trước cơn bão Yagi, anh Hợi không khỏi xót xa. Nhưng với những người nông dân Đan Phượng, khát khao làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ vẫn luôn thường trực và đó là động lực để họ vững bước vượt qua mọi khó khăn.