Với tình yêu nghề, những bác sĩ thú y đang làm việc tại vườn thú bán hoang dã lớn nhất Việt Nam ở Phú Quốc chính là nhân tố quan trọng để nơi đây thành công.
Những bác sĩ thú y đặc biệt ở bệnh viện thú y lớn nhất miền Tây
Trở thành "cha mẹ nuôi" của những loài động vật hoang dã như sư tử, hổ, hay làm bạn với hưu cao cổ chính là trải nghiệm độc nhất vô nhị của những bạn trẻ đang làm việc tại Vinpearl Safari Phú Quốc. Đây là công viên bán hoang dã hàng đầu châu Á, nơi có hàng trăm cá thể thú con ra đời, trong đó có nhiều loài quý hiếm và thú dữ cần được hỗ trợ nuôi dưỡng. Tại đây, thú sẽ được nuôi mở trong môi trường tự nhiên, được thiết kế theo nhiều hệ sinh cảnh khác nhau. Khu châu Á, khu đồng cỏ Amazon, khu châu Úc, khu châu Phi hoang dã...
PV anh Bùi Phi Hoàng (Tổ trưởng tổ chăm sóc động vật)" Tê giác là động vật ăn cỏ... 40 đến 55 kg từ từng bạn"
Với tê giác con, các anh em ở đây phải rèn luyện phản xạ của mình, khi chúng có biểu hiện bất thường, nhân viên ở đây sẽ không tiếp cận chúng nữa.Chị Thu Nhường là người phụ nữ quả cảm, đem tấm lòng của một người mẹ để nuôi nấng những thiên thần nhí oai hùng này. Đàn sư tử con có sức ăn bằng vài người lớn mỗi ngày, cần khoảng 8 cử sữa mỗi lần cách nhau 2 3 tiếng.
PV chị Trần Thu Nhường (tổ trưởng tổ chăm sóc động vật)"mấy bạn đói mấy bạn làm dữ ... Bé nằm ngửa lên đùi mình để được bú"
Có những đêm những nhân viên ở đây phải thức trắng để phòng ngừa mọi tình huống vì những cá thể non mới ra đời nhưng sức đề kháng yếu. Họ đôi khi gọi đùa với nhau là ông bố đơn thân, hay bảo mẫu. Khi các bé sư tử con trưởng thành đến giai đoạn ăn thịt được, sẽ được đưa vào khu nuôi riêng để tránh gây xát thương.
PV chị Trần Thu Nhường (tổ trưởng tổ chăm sóc động vật)"mình chăm thì trước khi mình cho bú mình mát xa....để các bạn tiêu hoá thức ăn mình đưa vào lên khoảng 50g 100g mỗi ngày"
Với anh Si Đôn, mỗi chú hưu là một người bạn thân thiện buột anh phải quan sát kỹ lưỡng trước những loại thức ăn lạ mà du khách mang đến. Quá trình cho ăn, anh Si Đôn vừa nói chuyện vừa vuốt ve chúng. Sau 6 tháng, hổ và sư tử con sẽ được ngưng quá trình nuôi bộ và cho ghép thành đàn lớn để hòa nhập với cuộc sống hoang dã. Đây là bước chuyển đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công. Những cá thể con được trả về không gian sinh sống rộng lớn, có thiết kế hoàn toàn tương đồng với môi trường sống ngoài tự nhiên. Đó phải là nơi không những có bầy đàn, có không gian tự nhiên mà còn đầy đủ chòi, sạp để thỏa thích tập tính leo trèo của từng loài. Công việc chăm sóc dù có phải đối mặt với hiểm nguy bất cứ lúc nào nhưng những ông bố, bà mẹ nuôi trẻ tuổi ở đây luôn tận tâm, coi trọng các bé thú nhí bằng tình yêu, trách nhiệm và cả tấm lòng gắn kết mọi thành viên của một đại gia đình.