Từ vùng đất khó khăn, người dân Hòa Bình đã mạnh dạn thử nghiệm trồng cây vù hương, loài cây gỗ quý lớn nhanh, giá trị kinh tế cao.
Nông dân Hòa Bình gieo mầm tương lai với cây vù hương
Từ vùng đất khó khăn người dân đã mạnh dạn thử nghiệm trồng cây vù hương, cây trồng không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Nhận thấy giá trị kinh tế cũng như giá trị về rừng của loài cây này đối với bà con nông dân, trong những năm qua Viện Nghiên cứu Lâm sinh đã không ngừng nghiên cứu và cũng cấp giống cây trồng này cho người dân tại các tỉnh Lạng Sơn, Phú Thọ và Hòa Bình.
Giống cây trồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh trưởng, chất lượng của rừng trồng sau này. Do đó, những cán bộ của Viện Nghiên cứu Lâm sinh đã trực tiếp nghiên cứu, cung ứng giống cây trồng có chất lượng cho người dân.
Tiến sĩ LÊ VĂN QUANG - Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Giống như nhiều loại cây trồng khác, thời điểm thích hợp để trồng cây Vù hương là từ đầu đến giữa mùa mưa. Trước khi trồng người dân cần phát dọn thực bì, chặt ngắn các vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng, để thực bì hoai mục tự nhiên giúp bảo vệ đất.
Do mới bắt đầu trồng loại cây trồng này, nên anh Thắng đã được cán bộ của Viện Nghiên cứu lâm nghiệp về tận nơi để hướng dẫn kỹ thuật, cách trồng và chăm sóc.
TS LÊ VĂN QUANG - Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tại xã Thạch Yên, huyện Cao Phong, nhận thấy giá trị kinh tế của cây Vù hương đem lại, anh Thướng và các hộ dân trong xã đã mạnh dạn tiên phong trồng cây Vù hương thay thế một số cây trồng khác như keo, bạch đàn. Đến nay diện tích 1 ha Vù hương của gia đình anh đã sinh trưởng và phát triển tốt sau 3 năm trồng.
Theo anh Thướng Vù hương là cây trồng dễ chăm sóc, dễ thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng của nhiều vùng đất, chỉ sau một năm trồng cây đã sinh trưởng và phát triển tốt. Thách lức lớn nhất của bà con nông dân khi trồng cây Vù hương là việc thiếu hụt kiến thức và kỹ thuật canh tác, do vậy khi trồng loại cây này người dân cần tìm hiểu kỹ kiến thức về cây và phải được cán bộ lâm sinh hướng dẫn để đạt hiệu quả cao.
Anh QUÁCH VĂN THƯỚNG - Xóm Thang, xã Thạch Yên, huyện Cao Phong, Hòa Bình
Gỗ Vù hương thuộc nhóm VI, có mùi thơm, chứa tinh dầu nên ít bị mối mọt. Do đó, loại gỗ này rất được ưa chuộng để làm đồ mỹ nghệ, đồ mộc và sản xuất tinh dầu. Gỗ có giá từ 15 đến 20 triệu đồng/m3, tinh dầu Vù hương có giá từ 3 đến 5 triệu đồng/lít.
Với việc trồng và chăm sóc cây Vù hương một loại cây trồng mới, anh Thướng tin rằng sau 10 đến 15 năm loại cây trồng này sẽ phát huy được hiệu quả trong phát triển kinh tế tại vùng đất địa phương.
Anh QUÁCH VĂN THƯỚNG - Xóm Thang, xã Thạch Yên, huyện Cao Phong, Hòa Bình
Cây Vù hương không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá của thiên nhiên mà còn là một cơ hội phát triển kinh tế bền vững cho người dân vùng núi. Với sự hỗ trợ đúng đắn từ các cơ quan chức năng và sự nỗ lực của bà con nông dân, cây Vù hương có thể trở thành biểu tượng của sự kết hợp giữa bảo vệ thiên nhiên và phát triển kinh tế, mở ra hướng đi mới trong phát triển cây trồng lâm nghiệp cho người dân.