Đây là bước ngoặt lớn giúp hình thành chuỗi sản xuất tằm tơ ở tỉnh Yên Bái, tạo chuỗi liên kết tiêu thụ kén tăm của hàng nghìn hộ nông dân trong tỉnh, là động lực quan trọng giúp các địa phương phát triển vùng nguyên liệu.
Nhà máy đã lắp đặt 6 giàn máy với công nghệ hiện đại, công suất 150 tấn tơ/năm, tương đương với 1.200 tấn kén. Sản phẩm tơ tằm sau chế biến sẽ được xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Nhật Bản và các nước châu Âu.
Năm 2023, Công ty có doanh thu hơn 4 triệu USD. Qua đó đã giúp tạo công ăn việc làm cho hơn 220 lao động với mức thu nhập bình quân từ 6 đến12 triệu đồng/tháng, 100% số lao động ổn định được tham gia bảo hiểm xã hội và các chế độ theo quy định.
Phỏng vấn
Chị NGUYỄN THỊ LAN
Công nhân, Nhà máy chế biến kén tằm của Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái
Từ khi Nhà máy ươm tơ đi vào hoạt động, người dân trên địa bàn huyện Trấn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung đã thực sự nhìn thấy giá trị của nghề trồng dâu nuôi tằm. Diện tích trồng dâu không ngừng được tăng lên, chất lượng kén tằm cũng được nâng cao. Hiện toàn tỉnh Yên Bái có gần 1.200ha dâu tằm, trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên với khoảng 1.000ha, còn lại được trồng tại huyện Văn Yên và Văn Chấn. Sản lượng kén tằm toàn tỉnh trong hàng năm đạt gần 1.300 tấn, giá trị thu nhập bình quân đạt từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm.
Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất tằm tơ, đây là đơn vị kết nối, giới thiệu các đơn vị cung ứng trứng tằm giống, vật tư nuôi tằm cho các HTX và các hộ nuôi tằm trong tỉnh, hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi tằm để nâng cao chất lượng kén. Công ty đã ký hợp tác liên kết chuỗi giá trị với các HTX trên địa bàn 2 huyện Văn Yên và huyện Trấn Yên, cam kết tiêu thụ toàn bộ sản phẩm kén tằm do nhân dân làm ra.
Phỏng vấn
Ông NGUYỄN VĂN NGUYÊN
Phó chủ tịch UBND xã Báo Đáp, Trấn Yên, Yên Bái
Thời gian qua, công ty đã tiếp tục phối hợp với các địa phương trong tỉnh mở rộng diện tích trồng dâu, nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị, đồ dùng nuôi tằm cho các HTX, hộ chăn nuôi để nâng cao sản lượng và chất lượng kém tằm.
Phỏng vấn
Ông VŨ XUÂN TRƯỜNG
Giám đốc Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái
Các sản phẩm tơ tằm của Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái chủ yếu để xuất khẩu. Định hướng đến năm 2030, Công ty sẽ hướng tới se tơ và dệt vải từ tơ tằm trong nước nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
Các nước có truyền thống sử dụng vải lụa tơ tằm như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Trung Đông, châu Âu, Bắc Mỹ có nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm này, trong khi đó nguồn cung cấp các sản phẩm tơ lụa có xu hướng giảm.
Từ những bước tiến đó, việc hình thành chuỗi sản xuất dâu tằm tơ khép kín của Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái sẽ là tiền đề vững chắc để chính quyền địa phương các xã mở rộng vùng nguyên liệu, đưa nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển ngày càng bền vững tại tỉnh Yên Bái.