Tỉnh Hậu Giang thực hiện nhiều chính sách giúp hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện đời sống và phát triển kinh tế.
Cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số
Trước kia, gia đình ông Châu Xuyên ở ấp 5 xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang rất khó khăn, phải đi làm thuê làm mướn ở tận Bình Dương, khi còn hộ nghèo, gia đình ông tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ cho vay 75 triệu đồng để đầu tư nuôi lợn và lươn trên bể bạt không bùn. Nhờ chịu khó học hỏi, gia đình ông đã mở rộng chăn nuôi từ 200 m2 lên khoảng 2.000 m2. Thu nhập của gia đình hiện nay từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng/năm, qua đó đã vươn lên khá giả.
Ông CHÂU XUYÊN- Xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
(Hiệu quả kinh tế gia đình khi được vây vốn từ Ngân hàng chính sách, phấn đấu vươn lên thoát nghèo và làm ăn khá giả)
Tại tỉnh Hậu Giang hiện có 15 dân tộc thiểu số, với trên 8.800 hộ dân sinh sống. Qua việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần giúp cho hộ nghèo, cận nghèo nói chung và hộ nghèo, cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng từng bước cải thiện đời sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Trong giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh đã xây dựng 135 mô hình kinh tế cho trên 2.200 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia; trong đó, có khoảng 150 hộ dân tộc thiểu số với kinh phí 59 tỷ đồng. Toàn tỉnh cho vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho gần 700 lượt hộ dân tộc thiểu số để phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, với tổng số tiền trên 27 tỷ đồng; đào tạo nghề cho hơn 1.800 lao động người dân tộc thiểu số.
Ông NGUYỄN MINH VƯƠNG-Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hậu Giang
(các chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh đã có tác động lớn đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đa số các hộ sau khi được tiếp cận nguồn vốn để làm ăn, tạo việc làm đã từng bước nâng cao trình độ sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh cũng như trình độ quản lý vốn để dần vươn lên thoát nghèo, làm giàu)
Có thể nói, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được các cấp, ngành của tỉnh Hậu Giang thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, góp phần giúp hộ nghèo, cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số từng bước cải thiện đời sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc giảm từ 5,1% vào năm 2019 xuống còn 3,2% vào cuối năm 2023. Qua đó, đã góp phần thay đổi diện mạo khu vực nông thôn tại Hậu Giang.