Ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty CP AVAC Việt Nam, trình bày những kết quả từ thực địa của vacxin phòng dịch tả lợn Châu Phi AVAC ASF LIVE.
Kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi bằng công nghệ độc quyền tế bào và virus
Ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty CP AVAC Việt Nam, trình bày những kết quả từ thực địa của vacxin phòng dịch tả lợn Châu Phi AVAC ASF LIVE.
Theo ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty CP AVAC Việt Nam, 7 loại vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi được phát triển. Trong đó, vacxin AVAC ASF Live là vaccine nhược độc, đông khô, dùng cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, thời gian bảo hộ ít nhất 5 tháng.
Đặc biệt, AVAC đã làm chủ công nghệ về tế bào và virus, tối ưu được con giống và thích ứng giống vaccine nhân trên tế bào dòng DMAC. DMAC là kết quả AVAC trực tiếp nghiên cứu và hoàn thiện với nhiều tính năng vượt trội, đã được đăng ký bằng độc quyền sáng chế.
“Hơn 3 triệu liều xuất ra thị trường, nội địa hơn 2,5 triệu liều, xuất khẩu Philippines cho 460,000 liều và Nigieria 5000 liều... Sử dụng với giám sát chặt chẽ tại trên 21 tỉnh từ 7/2023 - 6/2024, trên 20 tỉnh, tất cả lợn tiêm vaccine đều khỏe mạnh, chưa có cơ sở nào bị nổ dịch. Lợn tiêm vắc xin khỏe mạnh, vùng/cơ sở tiêm phòng được bảo hộ cao”, ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty CP AVAC Việt Nam thông tin về kết quả sử dụng vaccine công nghệ mới.
Thực hiện vượt trội kết quả hơn 100 thí nghiệm trên động vật, đặc tính của vacxin AVAC ASF LIVE an toàn cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi, tạo miễn dịch bảo vệ nhanh sau 4 tuần, tỷ lệ bảo hộ cao trên 90% lợn tiêm vắc xin (trên 5 tháng), không ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng của lợn hay ảnh hưởng đáp ứng miễn dịch của vắc xin khác, an toàn và bảo hộ tốt cho lợn nái.
Từ tháng 3-12/2024, Công ty CP AVAC Việt Nam hợp tác với Công ty C.P Việt Nam đã tiêm khoảng 8000 lợn ở khoảng 70 trại, đảm bảo an toàn và bảo hộ 100%.
Vaccine có nguồn cung ứng nhanh, hệ thống nhà kho bảo quản tốt. Thử nghiệm tại trên 20 tỉnh, vaccine AVAC ASF Live được đánh giá an toàn và bảo vệ tốt, hỗ trợ tích cực từ chính quyền.
Tuy nhiên, ông Điệp cũng chỉ ra một số khó khăn tồn tại như người chăn nuôi do dự với vắc xin mới; còn những vắc-xin kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; các loại vắc xin ASF hiện nay mới chỉ dùng cho lợn thịt. Chính quyền địa phương quản lý chặt việc thương mại và chưa có tiêu chuẩn về vắc xin ASF của WOAH (Tổ chức thú y thế giới) và sự xuất hiện biến chủng mới rASFI/II.