Ở tỉnh có công nghiệp, cảng biển và du lịch phát triển như Bà Rịa - Vũng Tàu, nông nghiệp vẫn đang được chú trọng đầu tư, trong đó có nuôi tôm công nghệ cao.
Là một tỉnh có công nghiệp, logistics và du lịch phát triển, Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn luôn quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp với định hướng đưa nông nghiệp thành một trong 4 trụ cột kinh tế của tỉnh, bên cạnh công nghiệp, cảng biển và du lịch.Để trở thành một trong những trụ cột kinh tế của tỉnh, nông nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu đang phát triển theo hướng bền vững.
Trong đó, ưu tiên đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Năm 2023, giá trị các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao chiếm tới hơn 41% trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Điều này cho thấy, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển của nông nghiệp Bà Rịa Vũng Tàu.Nhắc tới các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản đã ứng dụng công nghệ cao ở Bà Rịa Vũng Tàu, không thể không nhắc tới nuôi tôm công nghệ cao. Năm 2023, Bà Rịa – Vũng Tàu có hơn 423 diện tích nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao, và đại đa số trong đó là diện tích nuôi tôm.
Trong những năm qua, tôm Việt Nam luôn đối mặt với sự canh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường tôm thế giới, trước các đối thủ như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia.Một bất lợi lớn của tôm Việt Nam là giá thành cao hơn so với tôm nuôi ở nhiều nước khác do năng suất thấp, tỷ lệ hao hụt cao Để giải bài toán giá thành và nâng cao chất lượng, sản lượng tôm Việt Nam, trong thời gian qua, đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở nhiều tỉnh ven biển.
Thực tế cho thấy việc ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm đã giúp cho các ngưởi nuôi tôm chủ động được thời vụ, giảm thiểu rủi ro về thời tiết, môi trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng tôm. Nhờ vậy, nhìn chung, các mô hình nuôi tôm công nghệ cao cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với nuôi truyền thống.Tuy nhiên, nuôi tôm công nghệ cao cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ về vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng.