Mỗi con trai ngọc nữ cấy từ 3 đến 5 viên ngọc, mỗi viên có giá khoảng 6 triệu đồng. Sau 10 tháng nuôi, nông dân có thể thu về từ 18 đến 30 triệu đồng/con.
Tonga vốn có nghề nuôi cấy ngọc trai bán cầu từ loài trai ngọc nữ. Ngọc trai bán cầu tuy có giá trị thấp hơn so với ngọc trai tròn, nhưng điểm khác biệt đó là những một con nuôi trai cấy này có thể tạo ra được nhiều ngọc. Việc khai thác ngọc cũng chỉ cần 8 đến 10 tháng là có thể thu được ngọc trai bán cầu, trong khi phải mất 2 năm mới thu được ngọc trai tròn.
Tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) cũng đầu tư một dự án để thử nghiệm mô hình giúp cải thiện các phương pháp nuôi để hỗ trợ tăng sản lượng trai, phát triển ngành một cách bền vững. Trong dự án này, Giáo sư Paul Southgate của Đại học Suns Saint Code đã hợp tác với ông Phùng Bẩy, Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 để đánh giá tiềm năng nuôi cấy ngọc trai bán cầu trong cộng đồng, đánh bắt thủy sản và nuôi trai nước mặn ở vịnh Nha Phu.
Trên diện tích khoảng 5000 m2 ở hòn Giữa, thôn Ngọc Diêm, xã Ninh Ích, Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Năm bè nuôi trai thả khoảng 700 con trai. Mỗi con được cấy trung bình từ ba đến năm viên với tỷ lệ cấy ngọc thành công đạt khoảng 60% mỗi năm. Tổng sản lượng ngọc trai đạt khoảng từ 3000 đến 4000 viên.
PV: Ông Phùng Bảy, Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3
‘Thứ nhất là vật nuôi trồng thì từ một đối tượng mà giá rẻ, đối tượng mà nuôi khó đạt thì phải chuyển qua cái đôi trai nuôi luận mới thì quyền nó hiệu quả hơn. Thứ hai là mặt kinh tế thì một con trai trung bình có 50.000 đến 100.000, sau 10 tháng họ nuôi thì họ kiếm được khoảng 3 - 4 triệu đồng tới mình, tính đến giá trung bình thì đấy mình thấy được cái giá trị kinh tế nó rõ ràng về mặt giá trị xã hội.
Dự án có nội dung điều tra, khảo sát thị trường và tạo đầu ra cho người dân, theo đó, thời gian tới sẽ nâng cao giá trị bằng cách chế tác ngọc tinh hơn, mở rộng hơn, các phòng trưng bày tiếp cận rộng hơn với thị trường, đa dạng hóa và lồng ghép các hình thức tiếp thị, buôn bán các sản phẩm ngọc trai.
PV: ông Lê Văn Năm, thôn Ngọc Diêm, xã Ninh Ích, Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
‘Làm con trai thì nó nhàn hơn không phải cho ăn thức ăn tự nhiên, 1 tháng mới phải vệ sinh 3 lần’
Theo ông Năm, cứ mỗi vụ thu hoạch, gia đình ông sẽ thu được khoảng từ năm đến bảy chục con trai, mỗi con cấy từ ba đến năm viên ngọc, mỗi viên có giá trị từ năm đến bảy triệu đồng và chỉ cần bỏ tiền đầu tư giống một lần và sau đó có thể quay vòng giống.
PV: ông Lê Văn Năm, thôn Ngọc Diêm, xã Ninh Ích, Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
‘Sau này con nào cấy ngọc thì mình để lại, con nào chưa cấy thì đưa vào cho đẻ…’
Sau 5 năm thực hiện, dự án phát triển ngành nuôi trai lấy ngọc tại Tonga và Việt Nam đã đem về nhiều kết quả như xây dựng thành công quy trình khép kín vòng đời, nuôi trai cấy ngọc từ cho đẻ ương, nuôi cấy ngọc, chế tác và phát triển thị trường, tạo sinh kế mới, thu hút cộng đồng người dân ven biển Khánh Hòa và quảng bá sản phẩm ngọc trai ra các vùng miền trên cả nước và du khách nước ngoài.