| Hotline: 0983.970.780

Chương trình OCOP ở Yên Bái

Chắp cánh cho sản phẩm nông nghiệp bay xa

Thứ Hai 07/08/2023 , 10:48 (GMT+7)

Yên Bái Chương trình OCOP của tỉnh Yên Bái đã và đang từng bước tạo dựng ngày càng nhiều sản phẩm có thương hiệu mạnh, hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững.

Lựa chọn sản phẩm chủ lực

Bài liên quan

Công ty Đông dược Thế Gia được thành lập năm 2017 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất thực phẩm, đông dược, mĩ phẩm, đồ uống… Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất trên diện tích 2ha tại thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn.

Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là vùng nguyên liệu Sơn trà tập trung ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu với diện tích khoảng 800ha, sản lượng thu mua khoảng 500 tấn/năm. Vùng nguyên liệu quế tại xã Nậm Lành, An Lương và Suối Giàng (huyện Văn Chấn) với diện tích 2.000ha, sản lượng thu mua trên 20 tấn/năm.

Công ty Đông dược Thế Gia ở huyện Văn Chấn có 4 sản phẩm OCOP gồm thực phẩm và thuốc. Ảnh: Hải Đăng.

Công ty Đông dược Thế Gia ở huyện Văn Chấn có 4 sản phẩm OCOP gồm thực phẩm và thuốc. Ảnh: Hải Đăng.

Bài liên quan

Sau nhiều năm hoạt động, HTX Suối Giàng (huyện Văn Chấn) đã thành công trong việc thay đổi hình thức sản xuất chè cho các hộ thành viên từ nhỏ lẻ, tự cấp, tự túc, giá cả bấp bênh sang hợp tác sản xuất với quy mô lớn theo chuỗi giá trị. HTX phụ trách hướng dẫn, điều hành tất cả các công đoạn sản xuất theo tiêu chuẩn và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho thành viên.

Sản phẩm Tuyết Sơn trà của HTX cũng đã xây dựng được bao bì, nhãn mác nhưng lại rất cần gây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường... Điều này đã được OCOP giải đáp sau khi sản phẩm Tuyết Sơn trà của HTX được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Yên Bái.

Bà Lâm Thị Thoa - Giám đốc HTX Suối Giàng (huyện Văn Chấn) giới thiệu các sản phẩm OCOP tại gian trưng bày của gia đình. Ảnh: Hải Đăng.

Bà Lâm Thị Thoa - Giám đốc HTX Suối Giàng (huyện Văn Chấn) giới thiệu các sản phẩm OCOP tại gian trưng bày của gia đình. Ảnh: Hải Đăng.

Năm 2019, tỉnh Yên Bái bắt đầu tiên triển khai Chương trình OCOP, bằng những biện pháp hỗ trợ cụ thể, đã phát triển được 8 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao. Sau một năm học hỏi, rút kinh nghiệm, Chương trình OCOP ở Yên Bái có sự phát triển mạnh mẽ và bài bản, kết quả đã phát triển, chuẩn hóa được 86 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao. Đến nay, tỉnh Yên Bái đã có 193 sản phẩm OCOP.

Ông Đỗ Đức Duy (ngoài cùng bên trái) - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái thăm gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tại thành phố Yên Bái. Ảnh: Hải Đăng.

Ông Đỗ Đức Duy (ngoài cùng bên trái) - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái thăm gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tại thành phố Yên Bái. Ảnh: Hải Đăng.

Đánh giá về quá trình phát triển sản phẩm OCOP của Yên Bái trong những năm vừa qua, ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái cho biết: “Các sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP của Yên Bái có bước tiến nhanh về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm... Đặc biệt, các sản phẩm OCOP đều được thực hiện theo quy trình sản xuất sạch hơn, theo tiêu chuẩn hữu cơ và bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy những sản phẩm đạt chuẩn OCOP, có chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa được tiêu thụ dễ dàng, mang lại giá trị kinh tế cao. Điều đó, khiến sản phẩm OCOP của Yên Bái liên tục được nâng cao về chất lượng, sản lượng và có bước phát triển đột phá về số lượng sản phẩm.”

Quế là một trong những sản phẩm chú lực của tỉnh Yên Bái và là nguyên liệu của nhiều sản phẩm OCOP. Ảnh: Hải Đăng.

Quế là một trong những sản phẩm chú lực của tỉnh Yên Bái và là nguyên liệu của nhiều sản phẩm OCOP. Ảnh: Hải Đăng.

Chú trọng quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ

Bài liên quan

Thương hiệu nhiều sản phẩm nông sản OCOP của Yên Bái đã được khẳng định, nổi tiếng thị trường trong nước và quốc tế, một số sản phẩm nông sản OCOP mang tầm thương hiệu quốc gia, như chè Shan tuyết Suối Giàng; gạo Séng cù Mường Lò; chè Bát tiên Trấn Yên; bưởi Đại Minh; quế Văn Yên; miến đao Quy Mông; Đại Lão Vương trà - Diệp trà Suối Giàng; măng tre Bát độ Trấn Yên...

Bên cạnh đó, những sản phẩm OCOP của Yên Bái đang là những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh, góp phần quan trọng giải quyết việc làm nông thôn, phát triển kinh tế các địa phương, nâng cao mức sống cho người nông dân. Đặc biệt, tạo diện mạo mới, động lực mới trong xây dựng nông thôn mới, quyết định sự phát triển khu vực nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.

Hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xây dựng 11 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đạt tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 920/QĐ-BCT của Bộ Công thương. Trong năm 2022, tỉnh Yên Bái đã tổ chức cho các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ ngoài tỉnh như Quảng Ninh, Hà Nội với 12 gian hàng và hơn 70 sản phẩm các loại.

Yên Bái đã xây dựng 11 điểm trưng bày bán sản phẩm OCOP. Ảnh: Hải Đăng.

Yên Bái đã xây dựng 11 điểm trưng bày bán sản phẩm OCOP. Ảnh: Hải Đăng.

Qua các hoạt động xúc tiến thương mại đã tạo điện kiện cho các chủ thể giới thiệu, quảng bá sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh gần hơn với người tiêu dùng trong cả nước. Từ đó các chủ thể tìm kiếm các đối tác để thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.        

Những kết quả bước đầu của Chương trình OCOP là nền tảng vững chắc để tỉnh Yên Bái thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, lâu dài, tạo điều kiện cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh tiếp cận thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sau gần 4 năm triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến nay tỉnh Yên Bái đã 193 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP, trong đó có 21 sản phẩm đạt 4 sao, 172 sản phẩm đạt 3 sao. Chương trình OCOP đã huy động được 116 chủ thể tham gia, trong đó có 22 doanh nghiệp, 80 HTX tham gia, có 11 cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh. 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm