| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm vùng tre măng Bát độ

Thứ Năm 10/08/2023 , 18:21 (GMT+7)

Yên Bái Sáng 10/8, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm vùng nguyên liệu tre măng Bát độ tại huyện Trấn Yên.

Cùng tham gia đoàn công tác có đồng chí Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và đại diện một số bộ, ngành Trung ương.

Tại huyện Trấn Yên (Yên Bái), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng đoàn công tác đã đi thăm Công ty Yamazaki Việt Nam. Đây là 1 trong 2 cơ sở chế biến măng Bát độ xuất khẩu của huyện Trấn Yên. Được xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động tại Cụm công nghiệp Hưng Khánh từ năm 2021, công ty là doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam; ngành nghề hoạt động chính là chế biến các sản phẩm về măng tre Bát độ xuất khẩu. 

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm khu thu mua và chế biến măng của công ty Yamazaky. Ảnh: Thanh Hùng.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm khu thu mua và chế biến măng của công ty Yamazaky. Ảnh: Thanh Hùng.

Bài liên quan

Sau 2 năm đi vào hoạt động, công ty đã liên kết với các hợp tác xã và tổ hợp tác tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, ứng trước vật tư phân bón cho nhân dân thâm canh vùng nguyên liệu. Mỗi năm, công ty thu mua trên 4.000 tấn măng, chế biến, xuất khẩu trên 700 tấn sản phẩm sang Nhật Bản; giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 60 lao động. 

Trong tháng 3/2023, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đến địa phương khảo sát thực tế nhằm tiếp tục mở rộng sản xuất, tăng sản lượng thu mua, chế biến xuất khẩu. Vì vậy, công ty mong muốn tỉnh Yên Bái, huyện Trấn Yên tiếp tục triển khai thực hiện chuỗi giá trị măng tre Bát độ, vận động nhân dân tận dụng diện tích đất trống phù hợp chuyển đổi cây trồng để tăng diện tích, cải tạo diện tích tre già cỗi và đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng.

Phó Thủ tướng lưu ý tỉnh Yên Bái cần quan tâm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước duy trì mở rộng vùng nguyên liệu măng tre Bát độ. Ảnh: Thanh Hùng.

Phó Thủ tướng lưu ý tỉnh Yên Bái cần quan tâm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước duy trì mở rộng vùng nguyên liệu măng tre Bát độ. Ảnh: Thanh Hùng.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng đoàn công tác cũng đã tới thăm vùng nguyên liệu và các mô hình trồng tre măng Bát độ tại thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca. Đây là thôn người Mông đầu tiên của tỉnh vinh dự đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu và đang tiếp tục khẳng định là “hình mẫu” trong xây dựng nông thôn mới của cả nước.

Hiện nay, huyện Trấn Yên đã hình thành vùng trồng tre măng nguyên liệu tập trung hơn 4.200ha; trong đó, diện tích kinh doanh cho thu hoạch trên 3.360ha, sản lượng măng thương phẩm hàng năm đạt trên 30.000 tấn. Vụ măng Bát độ năm 2023, toàn huyện ước đạt 32.500 tấn măng thương phẩm, giá trị thu nhập ước đạt gần 200 tỷ đồng.

Qua kiểm tra, khảo sát thực tế tại cơ sở, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận những nỗ lực của tỉnh Yên Bái, huyện Trấn Yên trong công tác thu hút, mời gọi đầu tư các dự án có vốn trực tiếp nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ngay trong vùng nguyên liệu và thực hiện tốt liên kết chuỗi là điều đặc biệt ở một tỉnh miền núi như Yên Bái. 

Phó Thủ tướng lưu ý tỉnh Yên Bái, huyện Trấn Yên cần quan tâm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước duy trì, mở rộng vùng nguyên liệu măng tre Bát độ, mở rộng quy mô sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần bao tiêu sản phẩm măng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Trong Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, tre Bát độ được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực, mục tiêu đến năm 2025 diện tích sản xuất hàng hóa đạt quy mô 5.000ha, trong đó diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận khoảng 1.000ha.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kiên cố hóa kênh mương để phát huy hệ thống thủy lợi

Nếu kênh mương xập xệ, dù hồ đập có nhiều và hiện đại đến mấy thì hệ thống thủy lợi cũng chẳng thể phát huy hiệu quả.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm