Mưa bão ảnh hưởng nhiều tới môi trường chăn nuôi, do đó, ngành nông nghiệp Bắc Giang khuyến cáo bà con để trống chuồng khoảng 10 - 15 ngày trước khi tái đàn.
Để trống chuồng từ 10 đến 15 ngày trước khi tái đàn vật nuôi
Nằm tại huyện Yên Dũng, trọng điểm nuôi bò vỗ béo của tỉnh Bắc Giang, hộ gia đình anh Kim Văn Kiên có khoảng 500 con trâu, bò. Trong đó hơn 200 con làm thương phẩm. Ngay sau bão số 3, cơ sở này đã tích cực vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, cũng như thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
Anh KIMVĂN DỰ - Xã Đức Giang, huyện Yên Dũng, Bắc Giang
Em sẽ tổ chức tiêm phòng toàn đàn như tụ huyết trùng có nguy cơ bùng phát cộng với bổ sung các chất axit amin hoặc các loại thức bổ để trộn thức ăn, tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
Hiện UBND tỉnh Bắc Giang giao Sở NN-PTNT làm đầu mối, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn hướng dẫn các biện pháp khắc phục, cũng như hỗ trợ kỹ thuật đối với người chăn nuôi. Theo đó, lực lượng khuyến nông Bắc Giang đã chủ động lồng ghép một số nội dung thiết thực liên quan việc khắc phục hậu quả mưa bão khi đào tạo cho người dân.
Theo đó, trước mắt, người dân nên tập trung xử lý sớm xác động vật chết theo hướng chôn, đốt, hoặc xử lý nhiệt để diệt triệt để mầm bệnh. Khi rửa chuồng, cần sử dụng các chất sát trùng có hoạt phổ rộng. Ngoài ra, bà con có thể để trống chuồng khoảng 10-15 ngày, nhất là với nhóm gia súc lớn.
Sát trùng chuồng trại thì bà con có thể dùng ha-ni-ut, còn đối với dinh dưỡng sau mưa bão thì nên tăng cường bổ sung chế phẩm cho đường tiêu hóa của gia súc, gia cầm. Nữa là be-co-mex và 1 số vitamin để hỗ trợ nâng cao sức đề kháng.
Ngoài nhu cầu về kỹ thuật thì người chăn nuôi đang rất quan tâm đến việc tìm mua giống chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, tiêm phòng đầy đủ. Và để đẩy nhanh quá trình tái thiết sản xuất sau mưa lũ, hệ thống khuyến nông phối hợp các địa phương và HTX thành lập các nhóm Zalo, sau đó liên tục cập nhật thông tin cho người dân qua môi trường mạng.
ÔngĐÀO XUÂN VINH - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang
Thứ nhất là tuyên truyền trên fanpage của Sở NN, trang web của TTKN và Sở. Chúng tôi xác định kênh đến với người nông dân nhanh nhất và rộng nhất. Trên cơ sở đó tiến hành các biện pháp như tập huấn, cử cán bộ trực tiếp xuống hiện trường theo cách cầm tay chỉ việc.
Hiện, nhiều cơ sở chăn nuôi tại Bắc Giang đã trở lại sản xuất, ngay cả những khu vực bị ngập nặng trong bão số 3 tại huyện Tân Yên, Lục Ngạn, Sơn Động. Cùng với vệ sinh môi trường chăn nuôi, ngành nông nghiệp Bắc Giang sẽ phối hợp với các đơn vị cung cấp giống tại các địa phương lân cận tổ chức phân bổ, sản xuất con giống kịp thời, phục vụ nhu cầu tái sản xuất, cũng như đảm bảo các mục tiêu của ngành trong năm 2024.