Sử dụng chế phẩm vi sinh trong phòng, điều trị bệnh trên tôm, giúp giảm rủi ro và góp phần phát triển bền vững ngành tôm ở nước ta hiện nay
Ứng dụng chế phẩm vi sinh phòng và điều trị bệnh trên thủy sản
Trong những năm qua do biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường làm cho môi trường thay đổi lớn, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đặc biệt là trong nuôi tôm của người dân. Chính vì vậy, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi cũng diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều nơi, kéo dài làm thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
Phát biểu Tiến sĩ LÊ ANH XUÂN - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học Trúc Anh: “Hiện nay ở các tỉnh ĐBSCL đó là bệnh trắng gan, trống ruột, đức ruột và bệnh phân trắng”.
Phát biểu Tiến sĩ BÙI ANH TUẤN - Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam: “Bệnh Hoại tử cấp gan tụy ở tôm là một trong những cái bệnh nguy hiểm gây tổn thất rất lớn cho nghề nuôi tôm ở nước ta”.
Bệnh Hoại tử gan tụy cấp ở tôm được ghi nhận lần đầu tiên tại Trung Quốc năm 2010 và lan rộng ra nhiều quốc gia nuôi tôm trên thế giới, trong đó có Việt Nam và trở thành mối nguy hại hàng đầu đối với nuôi tôm công nghiệp.
Theo đó, bắt đầu năm 2010 từ các ao tôm công nghiệp không mắc bệnh và nghi mắc bệnh Hoại tử gan tụy cấp tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ông Lê Anh Xuân đã bắt đầu công trình nghiên cứu, tiến hành lấy mẫu và thực hiện quy trình ứng dụng các chế phẩm sinh học phòng chống bệnh trong nuôi tôm công nghiệp.
Tiến sĩ LÊ ANH XUÂN - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học Trúc Anh:“Xuất phát từ năm 2010 bắt đầu xuất hiện bệnh tôm chết 1 tháng tuổi, ngoài trình độ của 1 kỹ sư chúng tôi mới đi nghiên cứu, phân lập tuyển chọn các chủng vi khuẩn chống các vi khuẩn trong nuôi tôm công nghiệp”.
Việc ứng dụng chế phẩm vi sinh để phòng và điều trị bệnh Hoại tử gan tụy cấp, đặc biệt là bệnh tôm chết sớm được Bộ Nông nghiệp, các chuyên gia đầu ngành thủy sản và người nuôi tôm đánh rất giá cao.
Ông NGUYỄN TRỌNG HIẾU - Xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu: “Trước đây chưa biết về sản phẩm thuốc của Trúc Anh, từ khi sử dụng thuốc của Trúc Anh thấy rất là tốt, ruột, gan tôm nhìn thấy rõ nét hơn”.
Phát biểu Tiến sĩ BÙI ANH TUẤN - Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam: “Đề tài nghiên cứu của tiến sĩ Xuân là xác định, lựa chọn những dòng sinh vật làm sao để có thể đối kháng, kiểm soát các tác nhân gây bệnh gan ngoại cấp ”.
Ông TRẦN ĐÌNH LUÂN - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT): “Chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực của cá nhân Anh Xuân và công ty Trúc Anh, vừa qua đã tìm tòi nỗ lực trong việc tìm tòi ra những chủng vi sinh trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đặc biệt là ô nhiễm môi trường hiện nay. Nó có vai trò cho những người nuôi tôm trong việc sử dụng các chủng vi sinh ngay bản địa có chất lượng và quan trọng nữa chúng ta sử dụng vi sinh để giải quyết vấn đề môi trường trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay”
Hiện nay, tôm được xem là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của ngành thủy sản ở nước ta hiện nay. Trước tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh ngày càng gia tăng luôn gây bất lợi cho người nuôi tôm. Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh trong việc phòng, điều trị bệnh đã tạo một bước tiến mới giảm rủi ro cho người nuôi tôm và góp phần phát triển bền vững ngành tôm ở nước ta hiện nay.