Việt Nam là nước đầu tiên nghiên cứu, sản xuất thành công vacxin thương mại phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi, góp phần xây dựng chuỗi thịt lợn bền vững.
Theo Bộ NN&PTNT, các nhà khoa học trong lĩnh vực thú y của Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất thành công vacxin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Dự kiến ngày 3/6 tới, Bộ sẽ chính thức công bố thành tựu này. Vacxin có tên thương mại NAVET-ASFVAC của Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương Navetco. Trong quá trình triển khai, báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, hồ sơ đăng ký lưu hành vacxin đều được nghiên cứu và đánh giá rất kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, ngày 17/5, Viện nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đã có thư chính thức gửi Cục Thú y Việt Nam xác nhận vacxin NAVET-ASFVAC đảm bảo an toàn, hiệu lực.
Ông NGUYỄN VĂN LONG
Quyền Cục trưởng Cục Thú y
Có sự chỉ đạo, đánh giá toàn diện từ lãnh đạo bộ và các cơ quan của Cục Thú y. Thứ 2 là có hội đồng phản biện rất rõ ràng ở các cấp độ khác nhau. Thứ 3 là có phản biện, đánh giá của đối tác cung cấp con giống cho mình là phía Hoa Kỳ. Cái thứ 4 là có phản biện độc lập của các nhà khoa học thế giới thông qua các bài báo trên các tạp chí quốc tế và cũng như các bài báo ở Việt Nam.
Ông TRẦN XUÂN HẠNH
Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco
Giá bán từ 34.000-36.000 đồng/liều, tương đương vaccine phòng bệnh tai xanh.
Phát biểu tại buổi họp báo thông tin kết quả nghiên cứu, sản xuất vacxin dịch tả lợn châu Phi diễn ra sáng ngày 1/6, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, bệnh DTLCP vẫn xảy ra tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, dư địa xuất khẩu vắc xin DTLCP được sản xuất tại Việt Nam sang các nước là rất lớn.
Ông PHÙNG ĐỨC TIẾN
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đây là 1 công cụ quan trọng để phát triển đàn lợn, góp phần thêm việc xây dựng chuỗi thịt lợn. vacxin là quốc gia đầu tiên trên thế giới sau hơn 4000 công trình nghiên cứu không thành công, 101 năm, VN là nước đầu tiên nghiên cứu thành công, đây có thể nói là niềm tự hào của những người làm khoa học trong lĩnh vực thú y.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, nguy cơ dịch bệnh xuyên quốc gia, bệnh truyền lây qua biên giới... xâm nhiễm là khó tránh khỏi. Vì vậy, có thể nói sản xuất thành công vacxin thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu phi là bài học kinh nghiệm về việc chủ động hội nhập quốc tế, hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả với các nhà khoa học thế giới, với sự đồng hành của nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp để làm chủ khoa học công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất vacxin. Đây là vấn đề cốt lõi, lâu dài, giúp Việt Nam chủ động ứng phó với các sự cố dịch bệnh khác trong tương lai.