Đây là chương trình do Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE) chủ trì (một tổ chức hoạt động về lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã và môi trường tại Việt Nam). Sự kiện này tập trung thông tin liên quan tới việc buôn bán, săn bắn trái phép động vật và mối nguy cơ bị tuyệt chủng của một số loài vật hiện nay.
Bà Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc Trung tâm CHANGE thông tin: Việt Nam, cùng với Trung Quốc, Thái Lan là 3 nước tiêu thụ động vật hoạt dã trái phép là cao nhất Thế giới. Thậm chí đứng đầu thế giới về việc buôn bán sừng tê giác, ngà voi, tê tê,…
Vấn đề này được thể hiện qua những con số: Từ năm 2003 – 2010 có 650 sản phẩm sừng tê giác có giấy phép từ Nam Phi về Việt Nam có trị giá lên đến hơn 200 triệu USD.
Về ngà voi, trong vòng 10 năm tính đến năm 2019 có 76 tấn ngà voi được nhập vào Việt Nam, tương đương hơn 11.500 con.
Còn về việc buôn bán trái phép tê tê bị các cơ quan chức năng bắt giữ với số lượng lên tới hàng chục tấn được vận chuyển vào Việt Nam.
Từ năm 2006 – 2019, trên thế giới có khoảng 9.500 con tê giác, từ 25.000 – 35.000 con voi và khoảng hơn 100.000 con tê tê bị giết.
Theo ước tính hiện nay có gần 1.556 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc có thể gần tuyệt chủng cần được bảo vệ. Có đến gần 1/2 sinh vật trên trái đất cư trú và sinh trưởng ở những khu rừng nhiệt đới. Do đó, việc bảo vệ động vật hoang dã là vấn đề cấp bách hiện nay.