Đó là làng nghề chạm khắc đá Long Châu Miếu thuộc xã Phụng Châu huyện Chương Mỹ, làng hoa đào phường Nhật Tân quận Tây Hồ, làng nghề mộc dân dụng và chế biến lâm sản Ngô Sài thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, làng nghề chế biến chè thôn Phú Yên, xã Yên Bài, huyện Chương Mỹ và làng nghề giày dép thôn Thần, xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa.
Việc thành phố Hà Nội tổ chức xét tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội, công nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội" đã giúp các nghệ nhân, thợ giỏi ngành thủ công mỹ nghệ, các cơ sở sản xuất làng nghề Hà Nội từng bước nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức mỹ thuật, quảng bá giới thiệu sản phẩm, tạo nên không khí phấn khởi và phong trào thi đua sôi nổi trong sản xuất ở các làng nghề.
Các nghệ nhân còn tích cực tham gia đào tạo, truyền nghề; tích cực tham gia các hội trợ triển lãm nhằm quảng bá giá trị văn hóa của làng nghề đến các vùng miền trên cả nước và đến các bạn bè quốc tế, tích cực góp phần phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 58,8% tổng số làng toàn thành phố; trong đó có 286 làng nghề đã được công nhận.
Trong số đó chủ yếu là quy tụ một số ngành nghề như sơn mài, khảm trai; nón lá mũ; mây tre đan, tăm hương; chế biến lâm sản; mộc dân dụng, gỗ cao cấp; thêu ren, dệt may…
Sự phát triển của làng nghề đã góp phần tăng nhanh sản xuất công nghiệp, đóng góp quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.