| Hotline: 0983.970.780

Voọc Cát Bà - góc nhìn của người 7 năm giám sát

Thứ Tư 29/04/2020 , 20:28 (GMT+7)

Cát Bà là nơi duy nhất có loài Voọc đầu vàng (Voọc Cát Bà), tuy nhiên số lượng còn lại rất ít và việc phát triển đàn gặp nhiều khó khăn.

Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) rộng hơn 17 nghìn ha. Đây là nơi khá đặc biệt vì có cả núi, cả rừng và biển (hơn 6 nghìn ha).

Hiện nay, Vườn quốc gia Cát Bà đang là nơi duy nhất trên thế giới có Voọc đầu vàng (Voọc Cát Bà) quý hiếm, là loài động vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam và danh mục đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), đồng thời là 1 trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Tuy nhiên việc phát triển đàn Voọc gặp nhiều khó khăn do đặc tính của loài Voọc này hay tranh đàn và giết con non.

Theo Vườn quốc gia Cát Bà, vào những năm 60 của thế kỷ 19, số lượng đàn Voọc trên đảo lên đến vài nghìn con, tuy nhiên hiện tại số lượng Voọc đầu vàng (Voọc Cát Bà) trên đảo còn quá ít với trên 60 cá thể và được bảo vệ nghiêm ngặt từ năm 2000 đến nay. Ảnh: Huy Cầm. 

Theo Vườn quốc gia Cát Bà, vào những năm 60 của thế kỷ 19, số lượng đàn Voọc trên đảo lên đến vài nghìn con, tuy nhiên hiện tại số lượng Voọc đầu vàng (Voọc Cát Bà) trên đảo còn quá ít với trên 60 cá thể và được bảo vệ nghiêm ngặt từ năm 2000 đến nay. Ảnh: Huy Cầm. 

Môi trường sống chính của Voọc Cát Bà là núi đá, vách đá vôi, ở trong hang, thức ăn chính 90% là lá cây, quả, hoa và rễ cây. Voọc thường ra khỏi hang từ rất sớm và tối muộn mới trở về. Thi thoảng đàn Voọc lại 'rủ' nhau xuống biển tiếp muối và chúng chỉ xuất hiện khi thật sự cảm thấy an toàn. Ảnh: Huy Cầm.

Môi trường sống chính của Voọc Cát Bà là núi đá, vách đá vôi, ở trong hang, thức ăn chính 90% là lá cây, quả, hoa và rễ cây. Voọc thường ra khỏi hang từ rất sớm và tối muộn mới trở về. Thi thoảng đàn Voọc lại 'rủ' nhau xuống biển tiếp muối và chúng chỉ xuất hiện khi thật sự cảm thấy an toàn. Ảnh: Huy Cầm.

Theo ông Nguyễn Huy Cầm - người đã có 7 năm theo chân đàn Voọc, cá thể Voọc già nhất trên đảo Cát Bà khoảng 21 tuổi. Loài Voọc này khác với Voọc đầu trắng ở Trung Quốc là trên đầu có chỏm lông màu vàng còn Voọc trắng Trung Quốc thì khi trưởng thành đến lúc chết đi sẽ có lông màu trắng. Ảnh: Huy Cầm.

Theo ông Nguyễn Huy Cầm - người đã có 7 năm theo chân đàn Voọc, cá thể Voọc già nhất trên đảo Cát Bà khoảng 21 tuổi. Loài Voọc này khác với Voọc đầu trắng ở Trung Quốc là trên đầu có chỏm lông màu vàng còn Voọc trắng Trung Quốc thì khi trưởng thành đến lúc chết đi sẽ có lông màu trắng. Ảnh: Huy Cầm.

Voọc con khi mới sinh lông có màu vàng cam tuyệt đẹp, sau khoảng 2 tháng, lông Voọc con chuyển màu đen. Voọc trưởng thành khi 6 tuổi. Voọc cái đẻ mỗi lần 1 con, sau 6 tháng mang thai.  Ảnh: Huy Cầm.

Voọc con khi mới sinh lông có màu vàng cam tuyệt đẹp, sau khoảng 2 tháng, lông Voọc con chuyển màu đen. Voọc trưởng thành khi 6 tuổi. Voọc cái đẻ mỗi lần 1 con, sau 6 tháng mang thai.  Ảnh: Huy Cầm.

Theo lực lượng giám sát Voọc Cát Bà, hiện tại việc phát triển đàn Voọc gặp khó khăn do đặc tính hay tranh đàn, giết con non. Cứ mỗi khi có con đực tranh đàn là con mới thay thế sẽ cắn chết Voọc con để tiếp cận Voọc cái. Năm 2019, đã có 12 cá thể Voọc con bị con đực cắn chết.  Ảnh: Huy Cầm.

Theo lực lượng giám sát Voọc Cát Bà, hiện tại việc phát triển đàn Voọc gặp khó khăn do đặc tính hay tranh đàn, giết con non. Cứ mỗi khi có con đực tranh đàn là con mới thay thế sẽ cắn chết Voọc con để tiếp cận Voọc cái. Năm 2019, đã có 12 cá thể Voọc con bị con đực cắn chết.  Ảnh: Huy Cầm.

Để bảo tồn và phát triển đàn Voọc quý hiếm, Vườn quốc gia Cát Bà đang tính đến phương án di chuyển hơn 30 cá thể đực sang khu vực quần đảo tách biệt khác, tuy nhiên do kinh phí lớn nên việc này hiện nay vẫn chưa thể thực hiện. Ảnh: Huy Cầm.

Để bảo tồn và phát triển đàn Voọc quý hiếm, Vườn quốc gia Cát Bà đang tính đến phương án di chuyển hơn 30 cá thể đực sang khu vực quần đảo tách biệt khác, tuy nhiên do kinh phí lớn nên việc này hiện nay vẫn chưa thể thực hiện. Ảnh: Huy Cầm.

Giám sát và theo dõi đàn Voọc trong nhiều năm, những cán bộ kiểm lâm trên đảo Cát Bà hầu như hiểu rõ tập tính, hơi thở của đàn Voọc như đi lại như thế nào, ăn ở đâu, thư giãn ở đâu... Bức ảnh được ông Cầm ghi lại trong 1 lần đi tuần tra và đặt tên là 'Voọc ngắm trăng'. Ảnh: Huy Cầm.

Giám sát và theo dõi đàn Voọc trong nhiều năm, những cán bộ kiểm lâm trên đảo Cát Bà hầu như hiểu rõ tập tính, hơi thở của đàn Voọc như đi lại như thế nào, ăn ở đâu, thư giãn ở đâu... Bức ảnh được ông Cầm ghi lại trong 1 lần đi tuần tra và đặt tên là "Voọc ngắm trăng". Ảnh: Huy Cầm.

Ông Nguyễn Huy Cầm - Kiểm lâm viên Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Bà chỉ cho PV NNVN  khu vực Voọc thường xuất hiện. Ông Cầm là người ghi chép, cập nhật số liệu đàn Voọc Cát Bà trong 7 năm trở lại đây.  Ảnh: Đinh Mười.

Ông Nguyễn Huy Cầm - Kiểm lâm viên Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Bà chỉ cho PV NNVN  khu vực Voọc thường xuất hiện. Ông Cầm là người ghi chép, cập nhật số liệu đàn Voọc Cát Bà trong 7 năm trở lại đây.  Ảnh: Đinh Mười.

Xem thêm
Cà Mau: 4 năm liên tiếp thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu tôm

Nguồn cung tiêu của Việt Nam sẽ chiếm 40% toàn cầu. Cà Mau thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu tôm. Nỗ lực giảm tỷ lệ hao hụt cá tra giống xuống còn 80 - 85%. Diện tích gieo trồng rau vụ đông của Hà Nội tăng hơn 5.000ha.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ các lớp tập huấn, đào tạo nghề

Quảng Ngãi Sau khi tham dự các lớp tập huấn, người dân đã áp dụng các kiến thức, kỹ thuật vào chăn nuôi giúp đem lại hiệu quả cao hơn so với cách sản xuất truyền thống.