Vườn sầu riêng đặc biệt dùng tỏi, ớt, chuối, dứa để bón cho cây
Chủ Nhật 18/09/2022 , 18:07 (GMT+7)Dù sở hữu vườn sầu riêng chỉ 1 ha nhưng với cách làm đặc biệt của mình, ông Đoàn Thanh Hải huyện Krông Pắc (Đăk Lăk) vẫn có thu nhập cao cho vụ sầu 2022.
Hiện nay, diện tích sầu riêng của tỉnh Đăk Lăk trên 15.000 ha, là tỉnh có diện tích sầu riêng lớn thứ 2 của cả nước sau tỉnh Tiền Giang, ước sản lượng thu hoạch năm 2022 là 170.000 tấn và ước sản lượng đến năm 2025 là trên 300.000 tấn. Trong đó, huyện Krông Pắc được xem là cái nôi của sầu riêng Đăk Lăk.
Trước khi tham dự sự kiện công bố lô sầu riêng đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã đến thăm vườn của ông Đoàn Thanh Hải, ngụ xã Êa Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk.
Điều Bộ trưởng Lê Minh Hoan ấn tượng nhất đó là sự thay đổi trong tư duy sản xuất của người nông dân Đăk Lăk này. Theo chia sẻ, ông Đoàn Thanh Hải (bìa trái) có vườn sầu riêng khoảng 1 ha, sản lượng năm nay ước đạt khoảng 20 tấn. Mặc dù đã vào thời điểm cuối vụ, giá tại vườn đã lên đến khoảng 80.000 đồng/kg nhưng ông vẫn chưa cắt bán.
Nếu tính đơn giản với mức giá 80.000 đồng/kg như hiện nay, 1 ha sầu riêng này sẽ đem về cho ông Hải khoảng 1,6 tỷ đồng trong vụ sầu năm 2022. Có thể nói, đây là mức thu nhập đang mơ ước của những người làm nông nghiệp.
Điểm đặc biệt là vườn của ông Hải được trồng theo hướng hữu cơ. Tất cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được ông ủ từ các nguyên liệu tự nhiên như tỏi, ớt, chuối, dứa... Trong ảnh là thùng phuy 200 lít dùng để ủ dung dịch bảo vệ thực vật với nguyên liệu là 10 kg tỏi, 10 kg ớt, mem rượu và cám.
Trước đông đảo đoàn tham quan, ông Hải không ngần ngại nhúng tay vào rồi mếm, khẳng định tính hữu cơ của dung dịch: "Vị của nó vẫn còn hơi cay, nhưng không gắt",
Người nông dân Krông Pắc này cho biết, để sử dụng làm dung dịch bảo vệ thực vật, ông pha 10 lít dung dịch đã ủ đủ ngày với 40 lít nước rồi phun cho sầu riêng. Trong khi đó, dung dịch bón cây (ảnh) thì được ông Hải ủ từ dứa và chuối.
Chủ vườn sầu riêng trị giá 1,6 tỷ đồng cho biết, trong một lần chuối khó tiêu thụ, ăn không hết, biếu cũng đã thừa, ông thử đem ủ lên men rồi bón cho sầu riêng. Sau đó dung dịch còn được cho thêm dứa thái lát để tăng hiệu quả. Ông Hải nói: "Tôi cũng không rõ trong chuối với dứa cụ thể có gì, nhưng khi bón cho sầu riêng thấy nó đẹp hẳn lên".
Chia sẻ trước thông tin sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, ông Hải vui mừng cho biết bà con nông dân trông chờ vào thời điểm này nhiều năm nay: "Hôm nay sầu riêng được đi Trung Quốc chính ngạch chúng tôi mừng lắm. Năm nay bán đợt đầu giá thấp nhưng hy vọng việc xuất khẩu chính ngạch sẽ giúp giá cả sẽ tăng lên trong các vụ tới".
tin liên quan
Phát hiện doanh nghiệp chăn nuôi lớn đem gia súc nhiễm dịch bệnh đi tiêu thụ
C05 (Bộ Công an) vừa có văn bản yêu cầu một doanh nghiệp chăn nuôi lớn cung cấp một số thông tin, tài liệu liên quan đến tình hình dịch, bệnh.
Sóc Trăng ‘vướng’ phân định ranh giới quản lý khu vực biển
Việc phân định ranh giới quản lý khu vực biển đang ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vật liệu cát phục vụ thi công cao tốc của Sóc Trăng.
Công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc
Ngày 20/11, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 cụm khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Tăng số đàn voi, hiện thực hóa nỗ lực tưởng chừng 'bất khả thi'
Bảo tồn voi có nhiều ý nghĩa, trong đó có việc duy trì tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng và ổn định cuộc sống cho người dân vùng lân cận.
Đồng Nai: Số bệnh nhi mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải
Trong tuần qua, số lượng bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Đặc biệt, Sở Y tế đã công bố ca tử vong đầu tiên do sởi.
Quảng Nam sẽ là trung tâm sản xuất, cung ứng giống sâm Ngọc Linh
Mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Quảng Nam phấn đấu trồng 10.000ha sâm Ngọc Linh, phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao.