| Hotline: 0983.970.780

Vượt đại dịch, ngành gỗ Bình Định có 1 năm tăng trưởng ngoạn mục

Thứ Ba 26/01/2021 , 08:18 (GMT+7)

Năm 2020, dịch Covid-19 đã làm “tê liệt” nhiều hoạt động kinh tế, riêng ngành gỗ và lâm sản ở Bình Định đã có 1 năm trăng trưởng ngoạn mục.

Đứng vững trong “bão dịch”

Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định, năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh này đã đạt được kết quả cao nhất trong nhiều năm qua với giá trị kim ngạch đạt 540 triệu USD, chiếm 51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định, minh họa khó khăn “dồn dập” của các doanh nghiệp gỗ trên địa bàn: Khi dịch Covid-19 bùng phát, các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu gần như “tắt tị”, phần lớn doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Định đều lao đao. Thế nhưng nhờ linh động, ngành gỗ ở tỉnh này đã nhanh chóng ổn định sản xuất, đổi mới, thích ứng nhanh với trạng thái “bình thường mới” của nền kinh tế trong nước và thị trường thế giới. Đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ ở Bình Định chủ động nắm bắt cơ hội thay đổi chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ toàn cầu.

Công ty CP Công nghệ gỗ Tiến Đạt ở Bình Định đầu tư mạnh dây chuyền sản xuất hiện đại để đáp ứng yêu cầu các thị trường khó tính. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Công ty CP Công nghệ gỗ Tiến Đạt ở Bình Định đầu tư mạnh dây chuyền sản xuất hiện đại để đáp ứng yêu cầu các thị trường khó tính. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Sau làn sóng dịch đầu tiên, trong bối cảnh lượng đơn hàng đồ gỗ tăng nhanh, thế nhưng các doanh nghiệp lại gặp phải khó khăn khác là nguyên liệu gỗ, phụ kiện, dầu màu… bị thiếu hụt và tăng giá mạnh; trong khi giá dăm gỗ, viên nén sụt giảm mạnh. Đến thời điểm cuối năm 2020 thì các doanh nghiệp lâm cảnh thiếu container và tàu hàng xuất khẩu, nhất là trong thời cao điểm xuất hàng.

“Nhờ nắm bắt nhanh xu hướng bán hàng của các nhà mua hàng lớn qua các kênh online, nên đầu ra của mặt hàng đồ gỗ ở Bình Định rộng mở. Thêm vào đó, sản lượng của viên nén, dăm gỗ tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, sự phát triển mạnh của nhóm hàng tủ bếp, tủ nhà tắm, ván trang trí, nhóm hàng mây đan nên trong năm 2020 ngành gỗ ở Bình Định đã đạt tốc độ tăng trưởng cao với giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 540 triệu USD, tăng 14% so với năm 2019, chiếm 51% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh”, ông Nguyễn Minh Thiện chia sẻ.

Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ ở Bình Định chú trọng sản xuất các sản phẩm nội thất mới. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ ở Bình Định chú trọng sản xuất các sản phẩm nội thất mới. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Nỗ lực vượt khó của những “con chim đầu đàn”

Trong khó khăn chung, trong năm 2020, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ ở Bình Định còn gặp phải những khó khăn riêng nhưng vẫn vững vàng trong hoạt động sản xuất.

Ví như trường hợp của Công ty CP Năng lượng sinh học Phú Tài, mới năm 2019, vụ hỏa hoạn đã “thiêu rụi” của công ty này 120 tỷ đồng; bước sang năm 2020 lại bị đại dịch Covid-19 chặn đứng hoạt động, thế nhưng công ty này vẫn không nao núng.

“Trước khó khăn dồn dập, chúng tôi cố gắng bình tĩnh và xác định nâng cao chất lượng sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế và chú trọng đến chữ “tín”, đồng thời thành lập thêm 2 chi nhánh tại Kon Tum và Quảng Ngãi để mở rộng hoạt động. Nhờ đó, trong năm 2020 giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt trên 50 triệu USD, tăng 11% so với năm 2019, là 1 trong những doanh nghiệp ngành gỗ và lâm sản đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất tỉnh”, ông Nguyễn Thanh Phong, Tổng giám đốc Công ty CP Năng lượng sinh học Phú Tài, chia sẻ.

Bình Định đề ra giải pháp khuyến khích đầu tư trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ FSC/VFCS PEFC để chủ động nguồn nguyên liệu chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Bình Định đề ra giải pháp khuyến khích đầu tư trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ FSC/VFCS PEFC để chủ động nguồn nguyên liệu chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hoặc như Công ty CP Phú Tài, trước bối cảnh khó khăn chồng chất, đơn vị này đã đánh giá chính xác ảnh hưởng của dịch bệnh và đề ra hướng sắp xếp lại bộ máy, dây chuyền sản xuất, chuyển sang giao dịch trực tuyến; chú trọng sản xuất các sản phẩm nội thất mới. Nhờ đó năm 2020 giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của đơn vị này đạt được 66,6 triệu USD, tăng 47,6% so với năm ngoái.

Theo ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định, kết quả mà các doanh nghiệp gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh đạt được trong thời gian qua là 1 sự bức phá đáng ghi nhận. Đây là tiền đề để ngành gỗ và lâm sản Bình Định tiếp tục vượt khó, vươn lên trong năm mới với mục tiêu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 595 triệu USD, tăng hơn 10% so với năm 2020.

Ngành gỗ Bình Định đề nghị các ngành chức năng tháo gỡ tình trạng thiếu container, thiếu tàu vận chuyển và giá cước đường biển hiện đang quá cao. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ngành gỗ Bình Định đề nghị các ngành chức năng tháo gỡ tình trạng thiếu container, thiếu tàu vận chuyển và giá cước đường biển hiện đang quá cao. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Để đạt được những mục tiêu trên, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định đã đề ra giải pháp khuyến khích đầu tư trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ FSC/VFCS PEFC; tăng cường đầu tư các sản phẩm chế biến sâu sau dăm gỗ như ván dăm, ván sợi, viên nén; tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh”, ông Nguyễn Minh Thiện, chia sẻ.

“Để tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ trong thời gian tới, chúng tôi kiến nghị Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương, Bộ GT-VT, Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Hải quan quan tâm hỗ trợ tháo gỡ tình trạng thiếu container, thiếu tàu vận chuyển và giá cước đường biển hiện đang quá cao. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ trong hoạt động xuất nhập khẩu gỗ, phân loại doanh nghiệp và công tác chuẩn bị cấp phép FLEGT trong năm 2022 theo Nghị định 102”, ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất