| Hotline: 0983.970.780

'Xác tàu cá' nằm ngổn ngang ở cảng Sa Huỳnh

Thứ Ba 02/06/2020 , 07:35 (GMT+7)

Làm ăn thua lỗ, người dân đành chấp nhận bỏ mặc những con tàu tiền tỉ nằm phơi nắng, phơi mưa. Đó là hình ảnh của “nghĩa địa” tàu cá ở Quảng Ngãi.

Tàu cá nằm ngổn ngang ở cảng Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Ảnh: L.K.

Tàu cá nằm ngổn ngang ở cảng Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Ảnh: L.K.

Phường Phổ Thạnh (TX Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) trước đây được xem là một trong những làng biển giàu có của tỉnh này.

Cuộc sống của người dân địa phương vào thời điểm đó có thể nói là vô cùng sung túc khi những chuyến ra khơi trở về với tôm cá đầu khoang. Từ đó, những ngôi nhà cao tầng thi nhau mọc lên.

Thế nhưng, vài năm trở lại đây, nguồn lợi thủy sản ngày càng khan hiếm, các chủ tàu làm ăn không có lãi thậm chí thua lỗ nên tính đường mưu sinh bằng nghề khác.

Những chiếc tàu cá có giá trị cả tỉ đồng mà bao năm qua là công cụ mưu sinh của họ đành chấp nhận kéo về neo đậu tại cảng cá Sa Huỳnh (phường Phổ Thạnh).

Trải qua một thời gian dài không hoạt động, các tàu cá này dần xuống cấp. Trong khi đó, chi phí để duy tu, sửa chữa lại những con tàu này có khi lên đến vài trăm triệu đồng. Tiền không có mà sửa chữa xong cũng chưa chắc đã làm ăn hiệu quả nên các chủ tàu cứ thế bỏ mặc. Những con tàu ngày càng rệu rã, mục nát.

Nhiều tàu cá đã mục nát, rệu rã. Ảnh: L.K.

Nhiều tàu cá đã mục nát, rệu rã. Ảnh: L.K.

Ông Võ Thu, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Phổ Thạnh cho biết, địa phương có hơn 300 chủ tàu cá làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất với tổng số tiền trên 300 tỷ đồng.

“Người nợ nhiều nhất khoảng 5 tỉ, ít nhất khoảng 500 triệu đồng. Mà ngân hàng thì không cho vay để sửa chữa, nâng cấp nữa nên họ bỏ thôi.

Một số ngư dân nợ nần rao bán tàu nhưng không có ai mua. Có người thì tháo máy lên bán được đồng nào hay đồng ấy, còn lại xác tàu để nằm ngổn ngang", ông Thu nói.

Hiện nay, tại cảng cá Sa Huỳnh, một phần mặt nước trở thành bãi tập kết hàng chục tàu cá đã hư hỏng, xuống cấp.

Theo người dân địa phương, những tàu này ngoài vì nợ nần, làm ăn thua lỗ nên chủ tàu không hoạt động nữa thì cũng có một số tàu bị gặp nạn trong quá trình hoạt động nên cũng được kéo về đây.

Các tàu cá hư hỏng tạo nên một khung cảnh nhếch nhác. Ảnh: L.K.

Các tàu cá hư hỏng tạo nên một khung cảnh nhếch nhác. Ảnh: L.K.

Việc các tàu cá bị chủ bỏ mặc không chỉ gây lãng phí tiền của mà còn gây ra những hệ lụy khác như một số con tàu trở thành địa điểm để người dân tập kết rác hoặc làm cản trở giao thông đường thủy cho các tàu cá khác ra vào cảng.

Qua ghi nhận, dọc khu vực từ cầu Thạnh Đức (phường Phổ Thạnh) đến trung tâm cảng Sa Huỳnh, có hàng chục chiếc tàu bị hư hỏng, mục nát chỉ còn trơ lại bộ khung gỗ nằm nổi trên mặt nước. Ngoài ra, dưới xác con tàu, rác thải bủa vây trông rất nhếch nhác gây ô nhiễm môi trường.

Ông Trần Ngọc Hoàng (54 tuổi, trú phường Phổ Thạnh) cho biết, xác những con tàu này chẳng khác gì như chướng ngại vật đối với các tàu thuyền khác đi ra vào tại cảng.

"Hồi năm trước, tàu tôi vào cảng này để trú tránh bão không may va chạm vào thân tàu đắm dẫn đến thân tàu bị trầy xước.

Tôi và các bà con ở phường Phổ Thạnh rất mong muốn các ngành chức năng TX Đức Phổ có biện pháp thu gom hoặc xử lý số lượng tàu hư hỏng để đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền ra vào cảng Sa Huỳnh”, ông Hoàng chia sẻ.

Trao đổi với PV, ông Giã Tấn Tàu, Phó Chủ tịch UBND phường Phổ Thạnh cho biết, các tàu bị hư hỏng nằm tại cảng này chỉ còn lại xác tàu chứ máy móc và trang thiết bị trên tàu đã được chủ tàu lấy đi hết. Việc các xác tàu này nằm tại cảng ảnh hưởng đến mỹ quan và một phần giao thông qua khu vực cảng. Phường đang rà soát, thống kê số lượng tàu cá này để xử lý.

“Các tàu này có những tàu mức đầu tư ban đầu lên đến cả tỉ đồng. Đến hiện tại thì địa phương cũng đã liên hệ được khoảng 5 đến 6 chủ tàu có địa chỉ. Còn các tàu khác đang tiếp tục tìm chủ tàu.

Khi xác định được chủ các tàu chúng tôi sẽ mời họ lên trao đổi, có thể tháo gỡ đem đi chỗ khác hoặc lấy vật tư đó làm chất đốt. Nếu họ không chấp hành thì sẽ có hướng xử lý tiếp theo”, ông Tàu nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm