| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở vùng chè Ba Trại

Chủ Nhật 25/08/2024 , 13:37 (GMT+7)

Xã Ba Trại (huyện Ba Vì, TP Hà Nội) từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với cây chè, hiện có 2.050 hộ trồng chè với tổng diện tích 471 ha.

Để xây dựng nông thôn mới nâng cao, trong giai đoạn 2021-2024 xã Ba Trại được đầu tư trên 179 tỷ đồng nâng cấp cơ sở vật chất trường học các cấp, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông thuỷ lợi nội đồng, nâng cấp trụ sở UBND xã; Nhờ đó 100% đường làng ngõ xóm rộng trên 2m ở đây có đèn điện chiếu sáng; Trạm Y tế đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; 1 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 cùng với 4 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; 94% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Điều đặc biệt nhất để chung tay xây dựng nông thôn mới nâng cao xã đã vận động người dân hiến hơn 1.100m2 đất và đóng góp bằng hiện vật hay ngày công lao động trị giá trên 19 tỷ đồng.

Cây chè giúp cho địa phương này xây dựng nông thôn mới nâng cao một cách vững chắc. Năm 2024 HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Ba Trại phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Ba Vì thực hiện mô hình chè VietGAP 5ha tại thôn 3 xã Ba Trại. Mô hình chè VietGAP đảm bảo chất lượng an toàn, sản phẩm từ búp chè khô mang lợi nhuận cao người dân ở thôn 3 với năng suất đạt khoảng 360 tấn/năm, lợi nhuận khoảng 560 triệu đồng/ năm.

Trên địa bàn xã có sản phẩm chè búp khô Ba Trại là sản phẩm chủ lực của xã, đã có truy xuất nguồn gốc quét mã QR, đảm bảo yêu cầu lưu trữ, truy xuất thông tin ở mỗi công đoạn từ sản xuất đến lưu trữ, chế biến và thương mại sản phẩm. Sản phẩm chè búp khô Ba Trại được bán qua kênh thương mại điện tử, tỷ lệ đạt trên 15,8% sản lượng của sản phẩm chè búp khô toàn xã.

Để nâng cao chất lượng, UBND xã Ba Trại đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Ba Vì triển khai thực hiện vùng trồng chè VietGAP tại thôn 3 với diện tích 5ha. Vùng trồng chè đã được cấp mã vùng trồng. Mô hình sản xuất chè búp khô Ba Trại của HTX nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Ba Trại được đánh giá là mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hóa, môi trường).

Cây chè đem lại giá trị kinh tế cho nhiều hộ.

Cây chè đem lại giá trị kinh tế cho nhiều hộ.

Vào mùa thu hoạch chè cả xã luôn tất bật, các nhà có vườn phải huy động mọi nhân lực để hái búp chè tươi về xưởng sơ chế, rồi chế biến búp chè khô. Với việc đầu tư máy sao hoạt động liên tục cả ngày, trung bình mỗi hộ chế biến sản xuất được 20 kg/ngày mỗi kg chè có giá giao động từ 250.000 đ/1kg. Vì vậy, ngoài cung cấp búp chè khô cho các cơ sở sản xuất chè của địa phương, các hộ này còn bán cho thương lái đến thu mua để cung cấp các nhà máy chế biến chè sen. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, nhu cầu thị trường cao nên nhiều gia đình phải thuê từ 3-4 người làm thêm với số lượng sản xuất đến 60-80 kg/ngày.

Trong xã, nhiều hộ có doanh thu hàng năm từ chè búp khô khoảng 250 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 100 triệu đồng, cao gấp 15 - 20 lần so với trồng lúa. Kết quả, điều tra thu nhập bình quân đầu người năm 2024 của xã đạt 73 triệu đồng/người/năm. Trong những năm qua, công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Ba Trại đã có chuyển biến rõ rệt. UBND xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện giảm nghèo, trong đó, tập trung các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo như về giống, vốn, tập huấn khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, hỗ trợ sửa chữa nhà ở... Qua đó, giúp các hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Tỷ lệ nghèo đa chiều nông thôn mới nâng cao đến tháng 9/2024: 0,97% đến hết năm 2024: 0,84%.

Nhiều địa phương ở Ba Vì hiến đất để mở đường.

Nhiều địa phương ở Ba Vì hiến đất để mở đường.

Không chỉ quan tâm phát triển kinh tế, xã còn quan tâm đến vấn đề nước sạch, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và đang triển khai thi công chương trình nước sạch theo kế hoạch của thành phố với 1.500 hồ sơ đăng ký sử dụng. Đơn vị thi công đang khảo sát và lắp đặt đường ống phân phối trên địa bàn xã. Hàng năm, UBND xã xây dựng kế hoạch, ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở về ATTP. Tổ chức tập huấn cho các hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Năm 2024, UBND xã đã tổ chức 01 lớp tập huấn cho 78/78 cơ sở, hộ gia đình sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn đạt 100%.

Nhờ đó trên địa bàn xã không có sự cố về an toàn thực phẩm như ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.

Bộ mặt nông thôn mới ở Ba Vì có nhiều khởi sắc.

Bộ mặt nông thôn mới ở Ba Vì có nhiều khởi sắc.

Có 2 hợp tác xã đã được cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm và 667 cơ sở chế biến chè búp khô đã ký cam kết sản xuất, kinh doanh 30 thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn. Ba Trại thực hiện cuộc thi giữ gìn thôn, xóm ngõ sáng, xanh, sạch đẹp và an toàn bằng cách vận động nhân dân tích cực tham gia công tác giữ gìn vệ sinh môi trường từ sạch nhà, sạch bếp đến sạch ngõ.

Toàn xã có 3539/3539 hộ có nhà tiêu, nhà tắm; bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch: “Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ” đạt tỷ lệ 100%. Trên địa bàn không có bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Các chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM TP Hà Nội

Xem thêm
TP.HCM đẩy mạnh cho vay cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

UBND TP.Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản triển khai chính sách tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại 5 huyện ngoại thành.

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

Sản phẩm OCOP làm quà biếu nổi bật thị trường dịp Tết

Những sản phẩm OCOP được đầu tư bao bì, nhãn mác, thậm chí kết hợp nhiều loại khác nhau để tạo thành những set quà giá trị dịp Tết.

Bình luận mới nhất