| Hotline: 0983.970.780

Xuân về trên công trình hồ Đồng Mít

Thứ Năm 09/01/2020 , 19:50 (GMT+7)

Đêm ở hồ Đồng Mít bắt đầu khá sớm, mới 5h chiều, sương khói đã bao phủ khắp nơi. Tuy nhiên, với những con người đang miệt mài lao động ở đây thì ngày cũng như đêm.

Khi những cánh mai vàng bắt đầu khoe sắc báo hiệu mùa Xuân mới đã về; nơi nơi, người người đang tất bật sắm sửa đón một cái Tết đầm ấm bên người thân gia đình, thì trên công trình hồ chứa nước Đồng Mít, hàng trăm công nhân cùng các kỹ sư vẫn miệt mài ngày đêm chạy đua cùng tiến độ để hoàn thành và phát huy hiệu Công trình vào năm 2021.

Vượt qua khó khăn

Là tỉnh có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhưng từ trước đến nay, các địa phương trong tỉnh Bình Định thường xuyên phải đối mặt với nỗi lo không đủ nước sản xuất.

Trong đó, đặc biệt là các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Lão tình trạng thiếu nước lại càng trầm trọng hơn. Những huyện này chỉ có những công trình thủy lợi, đập dâng nhỏ, không tạo được nguồn nước ổn định để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Hồ Đồng Mít sau khi đưa vào sử dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhiều địa phương tỉnh Bình Định.

Với quy mô dung tích hồ chứa 89,8 triệu m3, hồ Đồng Mít sau khi hoàn thành sẽ điều tiết nguồn nước tưới cho hơn 6.740 ha đất canh tác ở 5 huyện; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 276.000 người và tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp 230 ha.

Bên cạnh đó công trình này còn góp phần cắt giảm lũ cho hạ lưu, cải thiện môi trường sinh thái và chống xâm nhập mặn cho vùng hạ du; Công trình bắt đầu được khởi công vào cuối tháng 02/2019.

Tiếp chúng tôi tại công trường, ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 6 (Ban 6) chia sẻ, để công trình được như ngày hôm nay thì khó khăn là không thể nào kể xiết. Bởi công trình được tiến hành ở huyện miền núi, cơ sở hạ tầng không đảm bảo. Đường sá xây dựng từ lâu, mặt đường nhỏ nay đã xuống cấp. Đa số các cầu tải trọng yếu, đường điện không đủ tải để máy móc hoạt động.

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng cũng vô vàn khó khăn. Đặc biệt, vật liệu xây dựng chính để thi công bê tông đầm lăn là đá dăm và cát xay từ nguồn đá chất lượng cao phải tìm kiếm đến mỏ đá thứ 8 mới có mỏ đá MĐ 7 đạt yêu cầu về chất lượng và trữ lượng. Tuy nhiên do tầng phủ dày, lại cách xa công trình 14 km, nên MĐ7 ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công.

“Không những vậy, đối với công nghệ bê tông đầm lăn được sử dụng xây dựng hồ chứa Đồng Mít thì phải trải qua kết quả thí nghiệm hiện trường 90 ngày mới đưa ra áp dụng được. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của tập thể các kỹ sư, các chuyên gia đã đầu tư công sức nghiên cứu, rút ngắn được thời gian thí nghiệm xuống còn 28 ngày, góp phần đẩy nhanh tiến độ trước hơn 2 tháng”. Ông Phước nói

Nhờ nỗ lực của các đơn vị tham gia dự án, đến nay hồ Đồng Mít đã thi công lên cao trình 65m tại bên phải vai đập.

Với những nỗ lực của các đơn vị thi công, quản lý, sự vào cuộc quyết liệt của Cục Quản lý xây dựng công trình, Bộ NN & PTNT và sự quan tâm, giúp đỡ địa phương đến nay công trình đã hoàn thành cơ bản phần bê tông thân đập từ khoang 17 đến khoang 10, hoàn thành đến cao trình 65m ở bờ vai phải. Tất cả đảm bảo yêu cầu tiến độ với mục tiêu đến đầu tháng 1/2020 sẽ ngăn sông, chuyển dòng qua cống dẫn dòng để thi công đập phần lòng sông và vai trái.
 

Tết trên công trình

Huyện miền núi An Lão những ngày cận Tết trời mưa rả rích, se lạnh nhưng hàng trăm công nhân, cùng thiết bị máy móc vẫn hối hả hoạt động để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, chất lượng công trình. Ông Nguyễn Xuân Cần, Phó tổng GĐ Cty CP Xây dựng 47, cho biết Cty đang nỗ lực hết mình, hoạt động cả 3 ca nhằm mục tiêu đảm bảo được tiến độ công trình.

Đơn vị thi công sẽ lao động xuyên Tết để đảm bảo tiến độ công trình

“Chúng tôi luôn tận dụng hết thời gian và năng lực thiết bị xe máy để tiến hành thi công. Đặc biệt, mùa lũ vừa qua, được sự hỗ trợ của Chủ đầu tư và tư vấn thiết kế, đơn vị cũng đã mạnh dạn tiến hành đắp nâng cao thêm đê quai để tranh thủ đẩy nhanh tiến độ thi công lên đập.

Cùng với đó, xác định được mục tiêu quan trọng của công trình, vào dịp Tết dương lịch vừa qua trên 300 cán bộ và công nhân Cty vẫn làm việc bình thường. Tết âm lịch cũng chỉ còn vài ngày nữa, ai cũng muốn về nhưng chúng tôi đã lên kế hoạch thay phiên nhau, mỗi người chỉ được nghỉ tối đa 5 ngày, đảm bảo những ngày Tết trên công trường lúc nào cũng có 150 công nhân lao động liên tục 3 ca. Như vậy, người lao động vẫn được vui chung cùng gia đình trong dịp Tết vừa vẫn đảm bảo được tiến độ thi công.”, ông Cần nói.

Đơn vị thi công lao động xuyên Tết, Ban 6 cũng đã lên lịch cắt cử cán bộ kỹ thuật bám sát công trường những ngày Tết. Đêm ở hồ Đồng Mít bắt đầu khá sớm, mới 5h chiều, sương khói của núi rừng đại ngàn An Lão đã bao phủ khắp nơi.

Tuy nhiên, với những con người đang miệt mài lao động ở Đồng Mít thì ngày cũng như đêm. 9h đêm, chúng tôi theo xe của lãnh đạo Ban 6 ra tận đập chính để kiểm tra công việc và hội ý giao ban với lãnh đạo đơn vị thi công. Không khí làm việc sôi động suốt đêm của cán bộ công nhân trên công trình đang khuấy động, xua tan không gian tĩnh mịch trong đêm núi rừng An Lão…

Ông Nguyễn Văn Phước (đứng giữa) hội ý với lãnh đạo đơn vị thi công trên công trường.

Ông Phạm Quang Lộc Giám đốc Ban 6 vui vẻ chia sẻ, các đơn vị thi công chủ lực công trình Đồng Mít là Công ty CPXD 47, Công ty CP Cơ khí và XL 276 đều là những đơn vị mạnh, có uy tín, cùng với Ban 6 đã thi công nhiều công trình lớn đạt giải chất lượng cao của Bộ Xây dựng như Công trình thủy lợi Định Bình, Đập dâng Văn Phong tỉnh Bình Định, Công trình thủy lợi Nước Trong tỉnh Quảng Ngãi... vì vậy chúng tôi tin tưởng trong thời gian tới các đơn vị sẽ tiếp tục thi công công trình đạt tiến độ, chất lượng để tiến tới chào mừng chào mừng 90 năm ngày thành lập Đảng công sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020) và kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chào mừng Đại hội Đảng các cấp.

Mọi việc được hanh thông như hôm nay ngoài sự nỗ lực của các đơn vị, còn nhờ sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT và lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định, sự sâu sát giúp đỡ của Cục Quản lý xây dựng công trình. Ngoài ra cũng phải kể đến “công đầu” thuộc Ban quản lý Dự án NN & PTNT tỉnh Bình Định với nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư và tạo sinh kế cho người dân trong khu vực lòng hồ phải di dời để nhường đất xây dựng dự án.

Theo ông Nguyễn Hữu Thạnh, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án NN & PTNT thì có 481 hộ sẽ di dân đến vùng tái định cư khi thực hiện dự án hồ Đồng Mít. Để vận động các hộ dân này rời xa nơi ở mà họ đã gắn bó hàng trăm năm thật không dễ. Nhưng với công tác vận động tuyên truyền hợp tình, hợp lý và chính sách phù hợp những hộ dân đã dần hiểu hiểu được ý nghĩa của công trình và nhường đất cho dự án.

“Chúng tôi đã xây dựng 2 khu tái định cư với diện tích 60 ha cho người dân ở cách lòng hồ khoảng 8km. Tại các khu TĐC này, chúng tôi cũng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu với hệ thống đường điện, nước, đường giao thông, trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, các nhà văn hóa…Đến nay đã có 477 hộ dân nhận đất và cũng có 1 số hộ xây nhà đón Tết tại nơi ở mới . Vấn đề quan trọng nhất là cấp đất sản xuất cho các hộ tái định cư cũng đang tiến hành rất thuận lợi. Chúng tôi đã tiến hành cải tạo 75 ha đất bãi bồi ven sông suối thành đất trồng lúa và đã bố trí được gần 700ha đất rừng sản xuất cấp cho bà con cách vị trí khu TĐC khoảng 6km, đảm bảo mỗi hộ dân sẽ có được 1ha đất sản xuất”.

Thành công nào cũng phải trải qua những trắc trở, chông gai. Với những gì đã thực hiện được, các đơn vị thực hiện dự án hồ Đồng Mít đang đồng hành cùng nhau đi đến điểm cuối cùng của sự thành công. Để rồi, dòng nước mát từ đây sẽ mang theo những mùa Xuân cùng sự no ấm đến khắp mọi miền ở quê hương Bình Định vẫn còn nhiều gian khó.

Chia tay Đồng Mít, chia tay với những kỹ sư, các cán bộ quản lý, giám sát thật lưu luyến và những vần thơ mộc mạc mà rất đỗi thân thương của các anh vẫn như muốn níu kéo chúng tôi:

Xuân về Đồng Mít đẹp như hoa,

Rộn rã công trường rộn tiếng ca.

Tiếng máy tiếng cười như khúc nhạc

Chung lòng hợp sức khó cũng qua.

Dự án công trình hồ chứa nước Đồng Mít được Bộ NN & PTNT phê duyệt Thiết kế kỹ thuật vào tháng 9/2018.

Theo đó, hồ có Đập chính ngăn sông được thiết kế theo công nghệ bê tông đầm lăn có chiều dài 378m, chiều cao đập lớn nhất là 62,6m;, Đập phụ là đập đất đồng chất dài 126,0m, chiều cao đập lớn nhất là 13,8 m; với khối lượng bê tông đầm lăn hơn 310 ngàn m3; bê tông thường 87,2 ngàn m3; đào đắp đất đá 937,7 ngàn m3.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm