| Hotline: 0983.970.780

Ý thức pháp luật như một vũ khí đẩy lùi Covid-19

Chủ Nhật 12/04/2020 , 06:10 (GMT+7)

Vấn đề tồn tại đáng lo ngại nhất trong đại dịch, vẫn là ý thức chấp hành của một số kẻ tự cho mình khôn ngoan hơn thiên hạ và bản lĩnh hơn thiên hạ.

Bệnh nhân thứ 34 'siêu lây nhiễm' ngày xuất viện. Ảnh: VNE.

Bệnh nhân thứ 34 "siêu lây nhiễm" ngày xuất viện. Ảnh: VNE.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-VKSTC về tăng cường công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đây là một động thái tích cực nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật làm nền tảng khống chế đại dịch toàn cầu.

Bệnh nhân thứ 34 đã phục hồi và xuất viện, là một thông tin khiến nhiều người chú ý. Nữ doanh nhân Bình Thuận ấy được gọi là “ca siêu lây nhiễm” vì sự gian dối khai báo y tế và mối quan hệ giao lưu rộng khắp sau khi từ nước ngoài trở về, đã liên lụy nhiều người và phiền hà nhiều tổ chức.

Bệnh nhân thứ 34 thoát khỏi virus Corona là điều đáng vui mừng, nhưng cũng đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm cá nhân đối với hiểm họa của cộng đồng. Pháp luật cũng cần có biện pháp xử lý bệnh nhân thứ 34, như các trường hợp vi phạm khác.

Ví dụ, đối tượng Vũ Thị Thu Vân ở quận Lê Chân- Hải Phòng đã bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ, vì không hợp tác kiểm tra y tế, giật khẩu trang và tát công an khu vực tại chung cư Đổng Quốc Bình vào chiều 3/4.

Mức độ thảm họa đối với quốc gia hay quốc tế, đều được cân nhắc ba hiện tượng: thiên tai, dịch bệnh và chiến tranh. Để kiểm soát tình hình trật tự và hạn chế mất mát sinh mạng khi xảy ra thảm họa, phải dùng đến thiết quân luật.

Nghĩa là pháp luật được triển khai một cách nghiêm khắc và toàn diện trong toàn dân, y hệt như kỷ cương quân đội. Sự lan tràn của Covid-19 là một thảm họa, và Việt Nam đã thực hiện nhiều tiêu lệnh pháp luật nhất quán và hiệu quả.

Ngày 1/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định về việc công bố dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc.

Đồng thời Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị số 16 yêu cầu cách ly xã hội trên cả nước trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4, mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra đường trong trường hợp thật sự cần thiết, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người nơi công cộng…

Đây là lần đầu tiên người Việt Nam biết đến khái niệm cách ly xã hội. Có chút bối rối và có chút hoang mang, nhưng ai cũng nhanh chóng hiểu ra giá trị của việc tuân thủ pháp luật giữa đại dịch toàn cầu.

Bởi lẽ, chỉ có những hành động pháp luật mạnh mẽ nhất mới có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm khó lường của virus corona trong cộng đồng.

Dĩ nhiên, cách ly xã hội sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế và dịch vụ, nhưng sức khỏe của mỗi người là điều quan trọng nhất.

Nếu chủ quan và thờ ơ với Covid-19, thì tai ương sẽ ập đến cho chính mình và những người xung quanh. Những chiếc khẩu trang có thể lạnh lùng che kín gần hết khuôn mặt mỗi cá nhân, nhưng vẫn hiển lộ đôi mắt ấm áp và tin cậy cho hôm nay và ngày mai.

Sòng phẳng mà nói, người Việt Nam xưa nay rất ít quan tâm đến pháp luật. Phần lớn chỉ nghĩ đến pháp luật khi cần tranh giành hoặc kiện tụng. Ngay cả Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm được Quốc hội thông qua từ năm 2007, nhưng đến nay vẫn không mấy ai thấu đáo để tuân thủ mạch lạc.

Thói quen phóng túng và xuề xòa trong các mối quan hệ làng xã khiến đám đông hình thành tâm lý dễ dãi kiểu vớt vát “trăm cái lý không bằng một tý cái tình”.

Bây giờ, mọi chuyện đã khác, Covid-19 chưa có vacxin điều trị nên loại virus này không nể “tình” bất kỳ đối tượng nào, người giàu lẫn người nghèo, thượng lưu lẫn bần hàn, quan chức lẫn thường dân…

Mỗi khu dân cư có biện pháp phòng chống Covid-19 riêng biệt. Ảnh: TH.

Mỗi khu dân cư có biện pháp phòng chống Covid-19 riêng biệt. Ảnh: TH.

Trước một khái niệm mới mẻ như cách ly xã hội, thì ngay cả chính quyền cơ sở ở nhiều nơi cũng mơ hồ và hành động hơi ngược ngạo. Vài địa phương đã dựng hàng rào để chặn lối giao thông từ xã nọ sang xã kia, từ thôn nọ sang thôn kia.

Đây là một sự thiển cận, vì cách ly xã hội không phải chủ trương ngăn sông cấm chợ, mà phương tiện cá nhân và hàng hóa vẫn được lưu thông bình thường. Sự lúng túng ấy ở vùng sâu vùng xa đã được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời.

Có không ít kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược giữa địa phương nọ với địa phương kia, mà tiêu biểu nhất là câu chuyện bến phà Thới Lộc - Ngũ Hiệp nối hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang.

Phía Bến Tre cho phà hoạt động bình thường, nhưng phía Tiền Giang lại bắt phà phải tạm ngưng. Chỉ đạo của Chính phủ được phổ biến toàn quốc, nhưng mỗi nơi áp dụng một khuynh hướng riêng thì người dân không biết đâu mà theo.

Vấn đề tồn tại đáng lo ngại nhất trong đại dịch toàn cầu, vẫn là ý thức chấp hành của một số kẻ tự cho mình khôn ngoan hơn thiên hạ và bản lĩnh hơn thiên hạ.

Bệnh nhân thứ 34 tự tung tự tác khi chưa có lệnh cách ly xã hội, còn khi Chính phủ đã nâng mức cảnh báo lên cao nhất thì vẫn có những cá nhân ngang nhiên vi phạm.

Ví dụ, khi đã có lệnh cấm tụ tập trên 20 người, nhưng ông Phó Giám đốc Bệnh viện ở huyện Hương Khê - Hà Tĩnh vẫn tổ chức đám cưới cho con trai với đoàn xe rước dâu trên 20 chiếc ô tô. Một người công tác trong ngành y tế mà lại có thái độ xem thường sự nguy hiểm của bệnh dịch, thì thật khó để tìm được sự bào chữa nào.

Hệ thống pháp luật Việt Nam đang từng bước được hoàn thiện. Chúng ta cũng có những văn bản dưới luật để hướng dẫn thực thi rộng khắp và cụ thể. Thế nhưng, biểu hiện tự tung tự tác vẫn diễn ra ở một số nơi và ở một số người.

Điều đáng băn khoăn khi triển khai pháp luật trong đại dịch toàn cầu, chính là tâm lý ngạo mạn và ích kỷ của cá nhân. Những kẻ không đeo khẩu trang khi ra đường hoặc những kẻ ung dung nhậu nhẹt đều có chung ý nghĩ là Covid-19 sẽ chừa mình ra.

Đành rằng, virus corona nguy hiểm hơn với những người lớn tuổi, nhưng những trường hợp thanh niên bị lây nhiễm cũng không phải ít ỏi gì. Tự đem sinh mạng mình ra đánh cược với Covid-19, không chỉ là hành vi xem thường pháp luật mà còn xem thường nỗ lực chung của cộng đồng.

Sự quan trọng của thiết quân luật trong công cuộc khống chế Covid-19, không còn là câu chuyện để hoài nghi hay bàn cãi. Triệu con người một tấm lòng sẽ có hun đúc sức đề kháng cho cả dân tộc trước thảm họa đang gieo rắc từng khắp hành tinh. Thượng tôn pháp luật là kim chỉ nam cho mọi người trong ngày thường bình yên và là chọn lựa đúng đắn cho mọi người trong thử thách đại dịch.

Điểm yếu về tính khả thi của pháp luật Việt Nam thường nằm ở sự cả nể và sự chủ quan, mà hệ lụy nhãn tiền là xuất hiện hai ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội và quán bar Buddha- TP.HCM. Một người bất cẩn đã làm khổ vạn người, là bài học cay đắng và xót xa. Khi câu cảm thán “giá như” thốt ra thì mọi sự đã muộn màng.

Tinh thần cốt lõi của pháp luật là “bất vị thân”. Đứng trên pháp luật hoặc đứng ngoài pháp luật trong đại dịch toàn cầu đều dẫn đến bi kịch.

Thậm chí, UBND Hà Nội còn xử phạt những người ra khỏi nhà không có lý do chính đáng, vẫn được hoan nghênh và ủng hộ.

Nếu pháp luật bị buông lỏng thì nước mắt không thể an ủi tất cả chúng ta. Ngược lại, nếu pháp luật được phát huy tích cực trước thảm họa Covid-19, thì nền tảng ấy cũng tạo dựng lối sống văn minh cho cộng đồng sau khi xóa sổ Covid-19.

Nói cách khác, thượng tôn pháp luật hôm nay là đợt diễn tập cho chúng ta bước vào tương lai tươi sáng và phồn vinh.     

(Kiến thức gia đình số 15)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm