| Hotline: 0983.970.780

Ai mới bị cô lập?

Thứ Hai 16/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Sau khi kết thúc 90 phút giao hữu với Olympic Uzbekistan, chúng ta dễ dàng thấy, thay vì bị cô lập như lời đồn, Công Phượng dường như đang cố “cô lập” đồng đội./ Công Phượng không bị cô lập

Cụm từ “cô lập” bắt đầu xuất hiện sau trận đấu gặp Olympic Indonesia, Công Phượng với khuôn mặt thẫn thờ khi bắt tốc độ, ra dấu xin bóng nhưng lại không có đường chuyền nào dành cho anh.

Một tấm ảnh đã chớp được cái nhăn mặt ấy của tiền đạo xứ Nghệ và gần như ngay lập tức, giới truyền thông truyền đi một thông điệp rằng Công Phượng bị cô lập. Dù bản thân các đồng đội ở Olympic Việt Nam khẳng định, không hề có điều ấy.

Câu chuyện ngôi sao HAGL có bị cô lập hay không lớn đến mức mà mọi ống kính của cánh phóng viên trên sân Thống Nhất chiều 14/3 đều hướng về phía chân sút sinh năm 1995. Ai cũng cố căng mắt nhìn xem có thật Phượng bị cô lập hay không.

Nhưng rồi sau khi kết thúc 90 phút giao hữu với Olympic Uzbekistan, câu trả lời lại ngược với câu hỏi. Thay vì bị cô lập như lời đồn, Công Phượng dường như đang cố “cô lập” đồng đội.

Cựu thủ quân U19 Việt Nam nhận rất nhiều bóng. Anh cũng được giao đặc quyền là cầu thủ duy nhất “dám” cầm bóng đột phá giữa hàng thủ đội bóng Trung Á – điều khác hẳn so với triết lý mà HLV Miura vẫn đem áp dụng trong gần một năm làm việc tại Việt Nam.

Được thỏa sức chơi bóng theo ý thích nhưng sự hiệu quả Công Phượng mang lại gần như là con số không. Siêu phẩm vào lưới U19 Australia không thể tái diễn trước hàng thủ chơi kỷ luật và cực kỳ kín kẽ của các vị khách Olympic Uzbekistan.

Không chỉ vậy, những pha đi bóng có phần lạm dụng của Công Phượng còn khiến nhiều tình huống tấn công của Olympic Việt Nam đi vào ngõ cụt. Thay vì chuyền cho Huy Toàn, Thanh Bình, Văn Toàn ở vị trí thuận lợi thì Phượng hoặc là cố đột phá hoặc là nhả lại quá chậm.

Nhìn Công Phượng chơi bóng, nhiều khán giả tại sân Thống Nhất thậm chí còn buột miệng: “Chẳng hiểu ai đang cô lập ai?”

Cầu thủ đang sở hữu 4 pha lập công ở V-League 2015 có thể là nhân tố đột biến nhất trên hàng công Olympic Việt Nam, nhưng đột biến theo kiểu “đâm đầu vào tường” thì quả là không nên chút nào.

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm