| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 23/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 23/03/2015

Chính quyền có bị sai khiến?

Trước việc TP Hà Nội dừng đột ngột việc chặt hạ 6.700 cây xanh nhằm thay thế số cây này trên 190 tuyến phố trước sức ép của báo chí, các nhà khoa học và dư luận, chứng tỏ dự án thay thế cây xanh ở Hà Nội có gì đó không minh bạch./ Nhà tài trợ: Chúng tôi không góp tiền để chặt cây xanh Hà Nội

Sau buổi họp báo chớp nhoáng chiều 20/3, ông Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã vội vã rời khỏi phòng họp khi 21 câu hỏi của các nhà báo đặt ra mà ông chưa trả lời nên vẫn treo lơ lửng đó.

Cây xanh Hà Nội không chỉ tỏa bóng mát khi mùa hè tới mà còn là hồn vía của người Hà Nội, cây xanh đã đi vào thơ ca, nhạc họa, in đậm trong ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội cũng như tình cảm của người dân cả nước. Điều đó đủ thấy cây xanh là một phần cuộc sống của cả triệu triệu người dân Thủ đô.

Trong buổi họp báo, ông Nguyễn Quốc Hùng nói: “Tôi khẳng định không có lợi ích nhóm, không có mờ ám ở đây”. Cứ tin điều ông Phó Chủ tịch TP Hà Nội là thật, nhưng nếu là minh bạch thì các câu hỏi của các nhà báo: Những cây xanh chặt đi đưa về đâu, tập kết ở đâu? Cây trồng mới mua ở đâu, giá bao nhiêu một cây? Hà Nội đã chặt bao nhiêu cây và đã bán chưa, bán đấu giá bao nhiêu tiền, nếu chưa bán thì để ở đâu? Xã hội hóa có bao nhiêu DN tham gia, gồm DN nào? Họ được gì, có quyền lợi gì?..., sao ông Phó Chủ tịch không trả lời mà phải giao cho các ngành chuyên môn?

Trước khi triển khai dự án thay thế 6.700 cây với tư cách là Phó Chủ tịch ông Hùng phải biết, nếu minh bạch sao ông không trả lời các nhà báo.

Cuộc "tàn sát" cây xanh ở Hà Nội đã phải tạm dừng, nếu không đó là một thảm hoạ môi trường rất lớn đối với Thủ đô. Việc thay toàn bộ cây đã chặt bằng cây vàng tâm, tức là Hà Nội mặc “đồng phục” cây xanh cho các tuyến phố.

Mà cây cũng như người, mỗi người có một diện mạo riêng để tạo nên một xã hội đa sắc màu. Việc mặc “đồng phục” cho các tuyến phố chẳng khác gì triệt hạ tính đa dạng sinh học cây cối giữa lòng Thủ đô. Việc trồng thuần loài thì nguy cơ sâu bệnh rất cao.

Việc coi cây vàng tâm là cây trồng đô thị, đây là ý kiến của một nhóm người hay có văn bản nào quy định? Đã có thủ đô nước nào trồng cây vàng tâm làm cây đô thị? Cây vàng tâm đã trồng thí điểm ở đâu, sao bỗng dưng trở thành cây đô thị, nhằm thay thế 6.700 cây ở Hà Nội?

Tuy nhiên, theo chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường phát biểu trên báo chí, thì cây vàng tâm trồng trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh là cây... mỡ. Được biết, cây mỡ cũng có lõi vàng tựa như vàng tâm, nhưng sống lâu ruột dễ bị rỗng. Nếu việc này đúng là vậy thì người dân có quyền nghi ngờ sự mờ ám của dự án.

Trong buổi họp báo chiều 20/3, ông Hùng lý giải: Sự thiếu đồng thuận của nhân dân đối với việc chặt hạ cây xanh vừa qua là do người thực hiện chưa cung cấp đầy đủ thông tin đến người dân và sự “nôn nóng của nhà tài trợ”. Vậy sự “nôn nóng của nhà tài trợ” ở đây là gì?

Người dân có thể hiểu sự “nôn nóng của nhà tài trợ” là họ thúc ép TP Hà Nội phải hạ sát thật nhanh 6.700 cây, nên TP Hà Nội phải làm theo? Nếu đúng như lời ông Phó Chủ tịch TP Hà Nội nói thì chẳng hóa ra chính quyền TP Hà Nội bị các nhà tài trợ giật dây, sai khiến? Họ hành động theo mệnh lệnh của các nhà tài trợ chứ không làm vì lợi ích của người dân?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm