| Hotline: 0983.970.780

Đáng nể mô hình nuôi cá tằm, cá hồi thu 3 tỷ đồng/năm ở vùng cao

Thứ Sáu 10/11/2017 , 07:15 (GMT+7)

Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là nơi có nhiều khu vực nằm ở độ cao gần 2.000 mét so với mực nước biển. Thiên nhiên ưu đãi cho Bát Xát điều kiện khí hậu, nguồn nước lý tưởng để nuôi cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm.

Những năm qua, thu nhập từ những trại cá nước lạnh đang góp phần giúp kinh tế nơi đây phát triển, song chủ yếu vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro SX.
 

Lợi nhuận tiền tỷ

Phòng NN-PTNT huyện Bát Xát cho biết, địa phương này có 19 cơ sở nuôi cá nước lạnh. Trong đó, có 8 cơ sở mang tính chất SX hàng hóa, 11 cơ sở nuôi thử nghiệm tập trung tại 4 xã vùng cao như Y Tý, Dền Sáng, Nậm Pung và Sàng Ma Sáo.

12-31-21_1
Sản phẩm cá tầm thương phẩm được nuôi tại Bát Xát – Lào Cai

Vượt qua cung đường nát như bị đánh bom, dọc thung lũng Mường Vi, Mường Hum, chúng tôi tìm về những cơ sở nuôi cá nước lạnh lớn nhất huyện Bát Xát nằm ở xã Dền Sáng.

Tiếp chúng tôi là ông Lưu Văn Quang, chủ cơ sở đặt tại thôn Ngải Trồ, xã Dền Sáng. Ông Quang bắt tay vào nuôi hai loài cá tầm, hồi từ năm 2008. Đây cũng là cơ sở nuôi cá nước lạnh đầu tiên và quy mô lớn nhất tại Bát Xát.

Ông Quang cho biết, sau thời gian khá dài khảo sát kỹ lưỡng về địa chất, nguồn nước, tìm hiểu các điều kiện nuôi cá nước lạnh mới dám mạnh dạn đầu tư thả 1 vạn con giống. Vụ đó, chẳng hiểu sao thả một thời gian, cá đồng loạt chết trắng bể, thế là đi tong nửa tỷ đồng. Về sau, nhờ xét nghiệm, tham vấn nhiều nơi, ông Quang mới biết là do cá bị bệnh, nhưng thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật nên chưa xử lý kịp.

Sau vụ đó, ông Quang mày mò, học hỏi nhiều nơi về kỹ thuật nuôi cá nước lạnh. Hiện cơ sở này đã mở rộng thành 10 bể nuôi lớn nhỏ. Mỗi lứa, xuống gần 2 vạn con giống. Mỗi năm, cơ sở xuất bán ra thị trường khoảng 15 tấn cá thương phẩm, thu về gần 3 tỷ đồng.

“Điều kiện thuận lợi để nuôi cá hồi, cá tầm thương phẩm ở đây là nguồn nước tự nhiên, dồi dào và đảm bảo chất lượng. Đến nay có thể khẳng định vùng đất này nuôi giống cá tầm có thể đạt tỷ lệ sống trên 90%, trong đó cá hồi đạt 70%”, ông Quang chia sẻ.

12-31-21_2
Ngày càng có nhiều cơ sở nuôi cá nước lạnh tại Bát Xát

Từ đầu năm 2017, cơ sở của ông Quang đang bắt đầu hướng đến thực hiện nuôi cá nước lạnh an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với hy vọng cá thương phẩm thời gian tới cho ra thị trường sẽ có thương hiệu, giá trị kinh tế cao. Bởi hiện nay, những người nuôi cá nước lạnh đang chịu sự cạnh tranh ngầm của sản phẩm nhập lậu.

Cũng tại thôn Ngải Trồ, HTX Cá nước lạnh Thủy Lâm được xây dựng khá quy mô với 5 bể nuôi thiết kế theo hình tròn, mỗi bể rộng từ 30 – 50m2. Mỗi bể đảm nhiệm một giai đoạn sinh trưởng như cá giống, gối lứa cá trưởng thành, cá thành phẩm. Bắt đầu hoạt động vào năm 2009, tới nay, mỗi năm HTX này xuất bán ra thị trường khoảng 7 tấn cá thương phẩm, thu về gần 2 tỷ đồng.
 

Cần có quy hoạch

Tại xã Dền Sáng, đến nay, mô hình nuôi cá nước lạnh đang tiếp tục nhân rộng. Bên cạnh một số cơ sở quy mô, nhiều hộ dân tự học kỹ thuật, mạnh dạn vay vốn xây dựng bể nuôi cá nước lạnh với kỳ vọng làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Ông Hoàng Thông Liềm, Chủ tịch UBND xã Dền Sáng cho biết, hiện có 6 cơ sở quy mô lớn được đầu tư lớn từ 2 – 15 bể, còn lại 5 hộ gia đình đầu tư 1 bể.

12-31-21_3
Việc nuôi cá nước lạnh đã và đang mang lại thu nhập cho người dân

Theo ông Liềm, hướng đi này đang tạo ra sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Một số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, do chủ yếu là tự phát, đầu tư hạ tầng, kỹ thuật chưa bài bản nên tiềm ẩn nguy cơ rủi ro là rất cao.

“Người dân thấy chỗ nào có nguồn nước tốt là san gạt, làm bể. Việc phát triển kinh tế làm giàu phải khuyến khích, nhưng huyện phải quy hoạch lại, xem xét từng khu vực nuôi vì còn yếu tố môi trường chung của thôn bản”, ông Liềm nói.

Cũng chính vì vậy, việc nuôi cá nước lạnh quy mô ở Bát Xát cũng gặp không ít khó khăn. Theo các chủ cơ sở, nguyên xuất phát từ các hộ dân phát triển nuôi cá nước lạnh mang tính tự phát. Nhiều cơ sở cùng sử dụng chung một nguồn nước, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, hóa chất và chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Cùng với đó, nguồn cung con giống cũng thức ăn cho cá nước lạnh phần lớn nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành cao. Trong khi đó, chi phí đầu tư xây dựng bể nuôi, mua vật tư phục vụ SX lớn dẫn đến giá thành sản phẩm bị đẩy cao, khó cạnh tranh với cá nuôi nhập lậu từ Trung Quốc.

Các chủ nuôi cho rằng, việc cần nhất hiện nay là ngành chức năng có quy hoạch rõ ràng phát triển ngành nuôi cá nước lạnh. Đồng thời có chính sách bảo vệ quyền lợi người chăn nuôi thông qua thẩm định nguồn gốc và ngăn chặn cá nhập lậu. Từ đó từng bước nâng cao thương hiệu cá hồi, cá tầm Bát Xát nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung.

12-31-21_4
Tuy nhiên, việc chăn nuôi quy mô lớn còn ít, chủ yếu vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch
Ông Nguyễn Văn Đàm, Chủ nhiệm HTX Thủy Lâm chia sẻ, mấy năm trước, giá cá thương phẩm khá cao. Nhờ nguồn thu đó, HTX đã mở rộng thêm một cơ sở nuôi cá nước lạnh tại thôn Mò Phù Chải, xã Y Tý. Không dừng lại ở việc nuôi cá thương phẩm, đơn vị này đã nghiên cứu thành công việc ấp nở trứng, SX thành công và bước đầu cung ứng cá giống ra thị trường.

 

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm