| Hotline: 0983.970.780

Giải cứu rùa biển quý hiếm mắc rác lưới đánh cá

Chủ Nhật 26/01/2025 , 17:14 (GMT+7)

Trong chuyến tham quan trên biển, người dân đã kịp thời giải cứu một cá thể rùa biển quý hiếm khỏi đống lưới đánh cá, tránh nguy cơ bị kiệt sức và ngạt thở.

Đồi mồi dứa là một trong 5 loài rùa biển quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Thông tin được ông Nguyễn Khắc Pho, Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo thông tin sáng 26/1. Cụ thể, vào sáng ngày 25/1, trong lúc tham quan bằng cano trên biển, anh Hồ Văn Ứng (khu 5, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã phát hiện một đống lưới đánh cá bị xả trôi nổi trên mặt nước gần khu vực Hòn Cau.

Đáng nói, trong đống lưới ấy có một cá thể đồi mồi dứa - là loài rùa biển quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao. Đồi mồi dứa là một trong 5 loài rùa biển quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Cá thể rùa biển này khả năng đã bị mắc kẹt và không thể tự giải thoát.

Ngay lập tức, anh Hồ Văn Ứng đã dừng ca nô, dùng dụng cụ để cắt lưới và giải cứu cá thể rùa biển. Nhờ đó, chú rùa đã được thả trở về với biển cả, tiếp tục hành trình của mình trong tự nhiên.

Quá trình giải cứu rùa biển mắc lưới đánh cá của anh anh Hồ Văn Ứng.

Quá trình giải cứu rùa biển mắc lưới đánh cá của anh anh Hồ Văn Ứng.

"Nếu không có sự can thiệp kịp lúc này, chú rùa biển có thể đã phải chịu đựng cái chết đau đớn do bị ngạt thở hoặc kiệt sức. Đây là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ về tác hại nghiêm trọng của việc xả ngư cụ và rác thải ra biển", ông Nguyễn Khắc Pho ý kiến.

Từ lâu, những tấm lưới đánh cá bị ngư dân bỏ lại vì nhiều lí do, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là những cái bẫy cho các sinh vật biển, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm cá thể rùa biển. Khi mắc vào lưới, rùa không thể bơi lội hay ngoi lên mặt nước để thở, dẫn đến kiệt sức hoặc tử vong.

"Cần những chế tài mạnh mẽ để ngư dân ý thức hơn cũng như hạn chế xả thải sinh hoạt, ngư cụ xuống biển. Bởi những rác thải này đang đe dọa trực tiếp đến các sinh vật cả trên cạn và biển nếu chúng ăn phải, mắc vào... Có những hệ quả về đa dạng sinh học mà chúng ta không thể lường trước được", ông Pho bày tỏ.

Tình trạng rùa biển bị mắc kẹt trong lưới đánh cá thả trôi trên biển được ghi nhận khá nhiều trong những năm gần đây tại vùng biển Côn Đảo.

Tình trạng rùa biển bị mắc kẹt trong lưới đánh cá thả trôi trên biển được ghi nhận khá nhiều trong những năm gần đây tại vùng biển Côn Đảo.

Côn Đảo là vùng biển có số lượng rùa biển về làm tổ, đẻ trứng nhiều nhất tại Việt Nam. Từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm rùa biển từ nhiều nơi về Côn Đảo đẻ trứng. Vườn Quốc gia Côn Đảo cũng là nơi tổ chức cứu hộ, cho ấp nở trứng, thả rùa con về biển có kiểm soát nhiều nhất Việt Nam. Quá trình cứu hộ rùa đẻ, ấp nở và thả rùa con về biển của Vườn Quốc gia Côn Đảo được khai thác thành sản phẩm du lịch độc đáo nhất Việt Nam.

Xem thêm
Giá lợn giống tăng chóng mặt, gần 3 triệu đồng/con

Giá heo hơi tăng cao kéo theo cơn sốt giá heo giống, đẩy chi phí đầu tư của người chăn nuôi lên mức kỷ lục, gần 3 triệu đồng một con.

Thành lập đoàn kiểm tra phòng, chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi

BÌNH THUẬN Tỉnh Bình Thuận thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi trên địa bàn.

Nắng nóng làm gia tăng diện tích lúa nhiễm bệnh

VĨNH LONG Trong tuần qua, tình hình sâu bệnh trên lúa ở Vĩnh Long diễn biến phức tạp với tổng diện tích nhiễm 671ha, tăng 124ha so với tuần trước.  

Tuyến trùng và nấm Fusarium sp: Mối đe dọa thầm lặng đối với cây trồng

Tuyến trùng là đối tượng gây hại thầm lặng rất nguy hiểm, chúng xâm nhập vào rễ, ức chế sự phát triển của cây trồng.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Lựa chọn máy móc, thiết bị phù hợp để cơ giới hóa hiệu quả

Sáng 14/3, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM phối hợp Hiệp hội Nông nghiệp Đức tổ chức Hội thảo 'Cơ giới hóa nông nghiệp xanh và bền vững' trong khuôn khổ AGRITECHINCA ASIA Vietnam 2025.

Trồng keo thế nào để hài hòa sinh kế và bảo tồn đa dạng sinh học?

Cây keo đang mang lại sinh kế cho người dân nhiều vùng trên cả nước. Nhưng keo lại là loài ngoại lai, có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái bản địa.