| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh trồng trọt, chăn nuôi công nghệ cao

Thứ Hai 22/12/2014 , 08:32 (GMT+7)

Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã làm việc tại 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai về vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo 2 tỉnh tiếp tục tập trung nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 – 2020; đặc biệt là ứng dụng nhanh công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, hướng đến XK sản phẩm chăn nuôi.

Tại Đồng Nai, Bộ trưởng đã đến thăm HTX Bình Lộc (xã Bình Lộc, thị xã Long Khánh) trồng sầu riêng, chôm chôm. HTX đã sớm áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, giảm chi phí lao động, phân, thuốc, nước; đồng thời cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao, đạt hiệu quả kinh tế từ 200 – 300 triệu đồng/ha/năm.

Bộ trưởng đến thăm Tổ hợp tác trồng ổi VietGAP (xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh) ứng dụng kỹ thuật bọc trái, sản xuất theo quy trình an toàn, vệ sinh và được DN bao tiêu sản phẩm đưa vào hệ thống siêu thị toàn quốc. Nhờ năng suất ổi cao (55 tấn/ha) và giá bán tốt (6.000 đồng/kg trở lên), bà con trồng ổi tại đây có thu nhập trên 300 triệu đồng/ha/năm.

Bộ trưởng cũng đến thăm Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai; làm việc tại thị xã Long Khánh, địa phương đầu tiên trong cả nước có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia.

Làm việc với lãnh đạo 2 tỉnh, Bộ trưởng khẳng định, mặc dù tỷ trọng kinh tế ngành nông nghiệp ở cả Đồng Nai và Bình Dương chỉ chiếm vài phần trăm, nhưng do đi tiên phong trong ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, chăn nuôi tập trung, hình thành vùng hàng hóa nông sản lớn, nên giá trị thu được luôn nằm trong tốp dẫn đầu cả nước.

Đây cũng là tiền đề để Đồng Nai và Bình Dương phối hợp cùng với Bộ NN-PTNT quyết liệt thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh hướng đến XK sản phẩm chăn nuôi.

Về ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, Bộ trưởng đề nghị nhanh chóng đưa các kỹ thuật tưới, bón phân theo công nghệ mới, kỹ thuật chế biến bảo quản nông sản bằng chế phẩm sinh học an toàn… vào sản xuất. Đồng thời nhanh chóng chuyển đổi vùng đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau, hoa, quả có giá trị cao hơn.

Theo Bộ trưởng, Bộ sẽ có cách tiếp cận mới về thủy lợi, không chăm chăm tưới cho lúa, mà tập trung đầu tư tưới cho cây trồng cạn theo công nghệ cao để tăng năng suất. “Đơn cử, nếu trồng cây sắn không tưới thì năng suất chỉ 20 tấn/ha, nhưng ở nơi có hệ thống tưới năng suất lên tới 70 tấn/ha, giá trị kinh tế tăng gấp nhiều lần”, Bộ trưởng nói.

Về xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, Bộ NN-PTNT chủ trương xây dựng Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… thành vùng chăn nuôi hàng hóa lớn, an toàn dịch bệnh để XK.

Bộ trưởng nói: “Chăn nuôi của chúng ta đã tiệm cận ngưỡng tiêu dùng trong nước, nếu phát triển mạnh nữa giá sẽ giảm. Vậy lối thoát ở đâu? Đó chính là con đường XK.

Nhưng muốn thế sản phẩm heo, gà của ta phải có chất lượng ngang ngửa với các nước khác và phải chứng minh được vùng an toàn dịch bệnh. Bộ sẽ phối hợp với các địa phương quyết tâm xây dựng vùng chăn nuôi an toàn và mời các tổ chức quốc tế vào đánh giá để tạo lối ra cho sản phẩm này”.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lạng Sơn rà soát lại các gói thầu liên quan đến công ty Thuận An

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An tham gia thi công một phần của dự án nâng cấp Quốc lộ 4B, kết nối liên vùng giữa tỉnh Lạng Sơn - Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm