| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp giống gia cầm nhốn nháo vì lệnh cấm… trên trời

Thứ Năm 05/09/2013 , 09:25 (GMT+7)

Chỉ thị số 3921/CT-CHK của Cục Hàng không khiến các DN giống và người chăn nuôi lao đao.

Dựa vào Công điện khẩn số 12/CĐ-BNN-TY ngày 15/8/2013 của Bộ NN-PTNT về việc tăng cường, kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn lây nhiễm bệnh cúm gia cầm qua biên giới, ngày 26/8, Cục Hàng không (Bộ GTVT) ban hành Chỉ thị số 3921/CT-CHK yêu cầu các đơn vị trực thuộc tạm dừng vận chuyển gia cầm qua đường hàng không khiến các DN giống và người chăn nuôi lao đao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Như Phán - PGĐ Cty TNHH MTV Gà giống DABACO (Tập đoàn DABAO Việt Nam) có trụ sở tại tỉnh Bắc Ninh ngỡ ngàng cho biết, chiều ngày 3/9, ông nhận được thông tin từ Cảng Hàng không nội địa, Sân bay Quốc tế Nội Bài thông báo bắt đầu từ ngày 4/9, sẽ tạm dừng vận chuyển gà giống cho Cty DABACO theo yêu cầu của Cục Hàng không.


Chỉ thị 3921 của Cục Hàng không đang khiến DN giống và người chăn nuôi lao đao

Việc cấm vận chuyển gà giống qua đường hàng không, theo ông Phán không chỉ làm ảnh hưởng tới hoạt động SX-KD của Cty Gà giống DABACO mà còn tác động nghiệm trọng tới lịch cầu chăn nuôi của hàng trăm hộ dân vì hiện đang là thời gian cao điểm vào gà chuẩn bị cho dịp cận Tết Nguyên đán.

Anh Đỗ Văn Thuận ở phường Tân Thành, TP. Buôn Mê Thuật, Đắk Lắk ngán ngẩm cho biết, từ khi Cục Hàng không tạm dừng vận chuyển gia cầm, bà con nông dân ở Đắk Lắk đến nhà anh xếp hàng từ đêm để nhận gà giống về nuôi mà không có. Bản thân anh Thuận đang mất ăn mất ngủ hai ngày nay vì rất nhiều hợp đồng mua bán gà giống trị giá hàng trăm triệu đồng không thể thực hiện được.

Theo anh Thuận, ngoài vận chuyển bằng đường hàng không ra không còn cách nào khác để đưa gà giống 1 ngày tuổi từ tỉnh Bắc Ninh vào Đắk Lắk được, bởi vận chuyển ô tô hoặc tàu hỏa sẽ rất lâu, chi phí vừa tốn kém mà quan trọng gà sẽ chết vì thời gian vận chuyển quá dài. Nếu việc tạm dừng vận chuyển gia cầm vẫn kéo dài anh Thuận dám chắc việc kinh doanh của mình sẽ phá sản bởi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, không có nơi nào khác bán gà J-DABACO.

Cũng đang sốt xình xịch từ khi Cục Hàng không cấm vận chuyển gia cầm, ông Phạm Văn Lượng - Giám đốc Cty CP Giống gia cầm Lượng Huệ (Hải Phòng) đang công tác tại Trung Quốc cũng phải điện thoại về cầu cứu. Hiện, mỗi tuần Cty Lượng Huệ cung cấp vào miền Nam từ 20.000 - 30.000 con gà giống. Nếu phía Cục Hàng không dừng vận chuyển gia cầm thì số gà giống đã lên lịch bán cho khách hàng phía trong đó sẽ bị hủy bỏ, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Chúng tôi lục tìm lại Công điện số 12/CĐ-BNN-TY của Bộ NN-PTNT thì không thấy có dòng chữ nào đề nghị về việc cấm vận chuyển, buôn bán gia cầm có giấy tờ kiểm dịch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mà chỉ đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh và TP trực thuộc TƯ, đặc biệt là các tỉnh biên giới và các Bộ, ngành khẩn trương chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn có hiệu quả các chủng vi rút cúm gia cầm vào Việt Nam. Mặt khác, Công điện số 12 của Bộ NN-PTNT còn khuyến khích người dân mua gia cầm ở các cơ sở có uy tín, được kiểm dịch thú y và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Đằng này, dựa vào Công điện số 12 của Bộ NN-PTNT, Cục Hàng không ra Chỉ thị dừng vận chuyển gia cầm gần như đi ngược lại đề nghị từ Công điện số 12 của Bộ NN-PTNT.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm