| Hotline: 0983.970.780

'Đội tuyển Việt Nam chỉ đáng khen về tinh thần, còn chuyên môn thì không'

Thứ Năm 08/12/2016 , 07:41 (GMT+7)

Gọi trận bán kết lượt về giữa Việt Nam và Indonesia là trận đấu hy hữu trong lịch sử, cựu HLV Nguyễn Thành Vinh ngạc nhiên về tinh thần của đội tuyển Việt Nam, nhưng về mặt chuyên môn, ông Vinh nhìn nhận đội bóng của HLV Nguyễn Hữu Thắng có nhiều điều đáng bàn.

Ông đánh giá đội tuyển Việt Nam trong trận đấu này như thế nào, thưa ông?

Đầu tiên, phải nói là các cầu thủ rất ngoan cường. Trong cuộc đời mấy chục năm theo dõi bóng đá của tôi, đây có lẽ là một trong những trận đấu lạ lùng nhất lịch sử mà tôi được xem. Nó lạ lùng ở chỗ 1 đội bóng bị thiếu 1 người, phải dùng hậu vệ làm thủ môn bất đắc dĩ lại ghi liên tiếp 2 bàn thắng, thắng ngược đối phương 2-1 (chỉ tính trong 90 phút chính thức).

Nhưng đấy là về mặt tinh thần, còn về cách chơi, chúng ta lại có quá nhiều pha xử lý thiếu kinh nghiệm, yếu bản lĩnh. Tôi cho rằng đội tuyển Việt Nam sẽ không đến nỗi phải thua nếu các cầu thủ tỉnh táo hơn, biết chọn cách xử lý tinh tế hơn.

Vậy thì những sai lầm trong phòng ngự là do tâm lý hay do kỹ thuật của cầu thủ?

Đội tuyển Việt Nam bất ngờ ghi 2 bàn sau khi chơi thiếu người...
Đội tuyển Việt Nam bất ngờ ghi 2 bàn sau khi chơi thiếu người...


Theo tôi chủ yếu là do tâm lý. Tâm lý chúng ta quá yếu, bản lĩnh cũng vậy. Điều này xuất phát từ việc chúng ta thiếu va chạm đích thực trong các trận giao hữu trước giải. Hầu hết các đội bóng mà đội tuyển Việt Nam đá giao hữu trước AFF Cup đều ở tầm thấp, hoặc các đội bóng trẻ. Chuyến tập huấn tại Hàn Quốc cũng không đủ chất lượng.

Ngược lại, các đội bóng vào sâu ở giải này, như Indonesia và đặc biệt là Thái Lan đều có những trận giao hữu với các đội tượng mạnh hơn. Nhất là Thái Lan, họ chuẩn bị cho giải bằng các trận đấu với những CLB mạnh từ châu Âu, hoặc những trận trong khuôn khổ vòng loại World Cup có chất lượng rất cao. Với đội tuyển Việt Nam, trong suốt quá trình đá giao hữu trước giải, thật ra chỉ có trận đấu với CHDCND Triều Tiên là đối tượng có tên tuổi. Tuy nhiên, ngay cả CHDCND Triều Tiên lúc đó cũng có vấn đề về chất lượng.

Có một đặc điểm ở trận bán kết lượt về, đó là khi không có gì để mất, đội tuyển lại chơi khá bốc, nhưng đến lúc có cái để mất rồi, đội lại đá không hay, theo ông do đâu?

Khi không còn gì để mất, gì dựa vào thế chân thường, đội tuyển đá với tâm lý kiểu người vượt khó, tức là bất chấp mọi trở ngại, để vươn tới đích. Nhưng lúc chạm đích rồi thì lại có điều để mà mất, thế là lại quay về với những yếu kém như cũ, nhất là yếu về tâm lý và yếu trong khả năng xử lý tình huống.

... nhưng nhìn chung, lối chơi của đội vẫn khá bế tắc
... nhưng nhìn chung, lối chơi của đội vẫn khá bế tắc


Còn về Indonesia thì sao, họ thi đấu như thế nào trong trận lượt về?

Theo tôi, Indonesia cũng gây thất vọng trong trận lượt về. Tôi cũng khá khó hiểu cách bày binh bố trận của ông Riedl. Tôi không rõ ông ấy chỉ đạo như thế nào mà các cầu thủ Indonesia đá như người mất hồn, còn lối chơi thì không rõ ràng. Lượt đi họ dũng mãnh bao nhiều thì lượt về họ uể oải bấy nhiêu.

Có lẽ Indonesia mà chúng ta vừa chứng kiến là một trong những đội bóng hiếm hoi trên thế giới chơi hơn người, khung thành của đối phương lại không còn người chuyên trách trấn giữ, mà lại không thể hiện được ưu thế về người, ưu thế về việc khai thác điểm yếu trong khung thành đối thủ. Như tôi đã nói, nếu đội tuyển Việt Nam tỉnh táo nhận ra các nhược điểm của Indonesia thì chúng ta không đến nỗi thua trận này.

Có nghĩa là đội tuyển Việt Nam cũng gây thất vọng về chuyên môn?

Thất vọng hay không thất vọng, lối chơi hợp lý hay không hợp lý, việc sử dụng nhân sự ở đội tuyển có đúng hay không đúng thì kết quả cũng đã rồi, và chúng ta phải chấp nhận chuyện cần phải thay đổi trong thời gian tới, để đội tuyển được tốt hơn.

Qua 2 lượt trận bán kết với Indonesia, rõ ràng đội tuyển Việt Nam gặp trục trặc trong khâu vận hành lối chơi, về khả năng tập trung và cả về mặt thể lực. Tôi nhắc lại chuyện HLV Riedl của Indonesia mắc rất nhiều sai lầm ở trận lượt về, thật sự họ chỉ chơi đúng với tư thế của đội hơn người trong hiệp phụ, còn trong 2 hiệp chính, họ đá rất rối, nhưng đội tuyển Việt Nam vẫn thua chung cuộc.

Xin cảm ơn ông!

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm