| Hotline: 0983.970.780

Tàu chiến lớn nhất của Anh chính thức ra khơi thử nghiệm lần đầu

Thứ Tư 28/06/2017 , 09:30 (GMT+7)

Trang tin Newatlas.com (NAC) của Mỹ ngày 26/6 cho biết, Anh chính thức thử nghiệm tàu sân bay lớn nhất xưa và nay, tàu HMS Queen Elizabeth.

Theo NAC, với việc đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vào thử nghiệm, Hải quân Hoàng gia Anh (RN) viết nên một trang sử mới, lần đầu tiên có một chiến hạm "khủng" nhất trong lịch sử của mình. Dưới sự dẫn dắt của một đội tàu siêu hạm,  HMS Queen Elizabeth đã rời xưởng đóng tàu Rosyth ở Fife để thực hiện hải trình thử nghiệm đầu tiên tại vùng biển Bắc dài 6 tuần.





Hình ảnh tàu HMS Queen Elizabeth rời bến hôm 23-6

Do quá lớn, nên  HMS Queen Elizabeth  phải rời cảng với sự hỗ trợ của 10 tàu kéo vào đúng lúc thủy triều lên, và cũng phải chờ khi thủy triều rút để chui qua 3 cây cầu an toàn trước khi rẽ sóng ra khơi. Đến đêm 23-6, HMS Queen Elizabeth  đã chui qua cây cầu Forth Bridge thành công. Sự xuất quân thành công lần đầu của HMS Queen Elizabeth đánh dấu một mốc quan trọng khác cho cả HMS Queen Elizabeth lẫn một con tàu chị em khác có tên HMS Prince of Wales hiện đang được chế tạo. Đây là hai "kiệt tác nghệ thuật" trứ danh của RN.

Với kinh phí khoảng 4 tỷ USD, tải trọng 65.000 tấn, mỗi tàu sân bay có chiều dài 280m, dầm  70m, sức mớn nước 11m, với diện tích sàn chở máy bay 16.000 m²,  tốc độ tối đa 25 knots (46 km/h). Mặc dù lớn hơn các tàu sân bay Invincible trước đây, nhưng lại có phi hành đoàn nhỏ hơn nhờ thiết kế hiện đại, đặc biệt là hệ thống tự động hóa và liên mạng. Theo Bộ Quốc phòng Anh (MoD), sau khi hoàn thành các thử nghiệm ban đầu để đánh giá tốc độ, khả năng cơ động, vũ khí, sức mạnh và động cơ,  HMS Queen Elizabeth sẽ trở về  Rosyth để thử nghiệm và bảo dưỡng trước khi chuyển đến cảng Portsmouth để chính thức bàn giao cho hải quân vào cuối năm nay.

Mặc dù vũ khí chính của HMS Queen Elizabeth từng sử dụng trong 50 năm qua là các chiến đấu cơ F-35B Lightning II, nhưng tới đây HMS Queen Elizabeth còn được trang bị thêm trực thăng chiến đấu kèm theo quân số của Thủy quân Lục chiến Hoàng gia lên đến 1.600 người.

"Đây là một khoảnh khắc rất quan trọng đối với RN cũng như cho tất cả các lực lượng vũ trang của Anh. HMS Queen Elizabeth sẽ "siêu phẩm" tàu sân bay lớn nhất thế giới ngoài Mỹ, và là chiếc tàu sân bay đầu tiên được thiết kế để vận hành máy bay thế hệ thứ 5. Nó còn là niềm tự hào của  ngành công nghiệp và kỹ thuật đóng tàu của Anh quốc, tăng cường sức mạnh cho quân đội trong nhiều thập kỷ tới. Một kỷ nguyên mới về quyền lực hàng hải của Anh sắp bắt đầu". Đô đốc Sir Philip Jones, người đứng đầu Hải quân Hoàng gia Anh nói với báo chí cuối ngày 23-6 trước khi tàu HMS Queen Elizabeth rẽ sóng ra khời lần đầu.





Hình ảnh kỹ thuật, nội thất của tàu HMS Queen Elizabeth

 

(Theo Newatlas.com - 6/2017)

Xem thêm
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm

Nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Khóa tập huấn Công tác lãnh đạo về phát triển bền vững và tín chỉ carbon. Hộ dân đầu tư gần 3 tỷ đồng nuôi hàu ven cửa sông. Ngành hàng sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Giao thông ùn tắc, người dân chen nhau rời Hà Nội nghỉ lễ

Cuối giờ chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội xảy ra ùn tắc giao thông do lượng người về quê tăng đột biến. Các phương tiện phải xếp hàng dài nhích từng chút một hướng về cửa ngõ phía Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm