| Hotline: 0983.970.780

Thạch Tân không 'ngủ' yên!

Thứ Ba 09/01/2018 , 08:28 (GMT+7)

Sau 3 năm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), Thạch Tân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) quyết không “ngủ yên” trong niềm tự hào ấy, mà nỗ lực xây dựng vùng quê gặt hái những thành quả mới.

Năm 2014, Thạch Tân trở thành một trong hai xã đầu tiên của huyện Thạch Hà được công nhận đạt chuẩn NTM. Đó là niềm tự hào của chính quyền, nhân dân và cả con em xa quê. Tuy nhiên, khi đó, Thạch Tân vẫn còn một số tiêu chí đạt chuẩn “non” như môi trường, khu dân cư kiểu mẫu, giao thông…

12-19-06_1
Đường làng ngõ xóm được nâng cấp thoáng đãng, sạch sẽ

Xác định được ranh giới giữa đạt và không đạt như một “sợi chỉ nhỏ”, Ban chỉ đạo NTM của xã đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là tập trung củng cố vững chắc các tiêu chí nhằm khẳng định thương hiệu “xã NTM” theo yêu cầu từng thời điểm, trong đó đặc biệt chú trọng việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Trước đây, thôn Mỹ Triều từng được ví như “cánh rừng rậm”, thế nhưng sau khi đơn vị được chọn xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, Mỹ Triều đã khoác lên mình chiếc áo mới. Nhà nhà hiến đất, hiến cây mở đường làng ngõ xóm, đường giao thông được bê tông hóa, chỉnh trang, quy hoạch lại vườn tược trồng các loại rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi gà, vịt… vừa thẩm mỹ vừa mang lại nguồn thu đáng kể.

Khu vườn gia đình ông Trần Quốc Thái (thôn Mỹ Triều) rộng gần 1.700m2 với cam, xoài, ổi, dưa chuột, rau ngót, cải, cúc, húng quế, giàn bầu… và hàng trăm con gà, vịt. Đặc biệt, ông Thái đưa nhiều giống cây lạ về ươm thử mang lại hiệu quả cao như mướp rắn, cà chua nhiều màu… Mỗi năm ông thu về hơn 60 - 70 triệu đồng từ khu vườn này.

12-19-06_2
Ông Trần Quốc Thái đưa thêm nhiều giống cây lạ về trồng

Ông Thái vui mừng: “Từ khi xóa bỏ được vườn tạp, gia đình tôi tập trung cải tạo tăng gia sản xuất. Ngoài trồng lúa, mỗi ngày gia đình tôi có thêm từ 100 – 200 ngàn đồng nhờ rau củ quả trong vườn. Không chỉ có thu nhập mà vườn tược cũng đẹp và sạch hơn trước rất nhiều”.

Chị Trương Thị Thanh, cán bộ NTM xã Thạch Tân chia sẻ: “Đến nay, Thạch Tân đã có 3 khu dân cư kiểu mẫu, các khu dân cư khác đều đạt từ 5 – 8 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đạt từ 50 – 70%. Chỉnh trang dân cư, vườn hộ làm thay đổi bộ mặt nông thôn, hàng năm xã còn ra quân giải tỏa hành lang, đắp, sửa sang lề đường, kiên cố hóa hệ thống mương máng tiêu thoát nước, ... Hiện toàn xã có hơn 30 vườn mẫu ở các thôn”.

Với chủ trương phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp, xã Thạch Tân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống cây, con năng suất cao vào sản xuất. Ngoài các mô hình sẵn có, xã triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả cao như nuôi gà đẻ, gà thịt quy mô 16.000 con, 3 mô hình nuôi lợn thịt quy mô 550 con/lứa, xây dựng được 3 HTX, 14 THT chăn nuôi lợn, bò liên kết…

12-19-06_3
Vườn rau ông Thái được đầu tư rất công phu

Ngoài ra, địa phương cũng chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện “đề án sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân”, vận động nhân dân phát triển các mô hình kinh tế theo hướng liên kết. Phát huy lợi thế của địa phương để phát triển sản xuất kinh doanh, ngành nghề, dịch vụ vừa tăng thu nhập vừa giải quyết lao động tại chỗ.

Ông Nguyễn Hoành Mai, Chủ tịch UBND xã Thạch Tân cho biết: “Đến thời điểm này, 20/20 tiêu chí tiếp tục đạt chuẩn, đặc biệt, hầu hết các tiêu chí khá vững chắc. Đây là tiền đề để địa phương phấn đấu xây dựng thành công xã NTM kiểu mẫu trong thời gian sớm nhất”.

 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Sản phẩm OCOP và câu chuyện phát triển vùng nguyên liệu

Bắc Kạn Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn cũng chú trọng phát triển vùng nguyên liệu.