| Hotline: 0983.970.780

Ông Lê Văn Ngọt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tháp Mười – Đồng Tháp:

Tháp Mười phấn đấu huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh

Thứ Hai 27/11/2017 , 15:24 (GMT+7)

Huyện Tháp Mười là một trong những huyện thuần nông quanh năm sản xuất nông nghiệp được tỉnh Đồng Tháp chọn là huyện xây dựng nông thôn mới (NTM).

Theo lộ trình đến năm 2020 Tháp Mười sẽ về thích NTM trở thành huyện đầu tiên của tỉnh. NNVN có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Ngọt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tháp Mười – Đồng Tháp xung quanh vấn đề.

15-14-24_nh_1_-_ong_le_vn_ngot_-_truong_phong_nn-ptnt_huyen_thp_muoi
Ông Lê Văn Ngọt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tháp Mười

Thưa ông huyện Tháp Mười đến nay triển khai xây dựng NTM đạt những kết quả ra sao?

Xây dựng NTM giai đoạn từ 2011 – 2016, huyện Tháp Mười có 12 xã xây dựng xây dựng NTM, đến nay đã có 5 xã đạt chuẩn NTM. Dự kiến từ đây đến cuối năm 2017 đạt thêm 2 xã nữa, còn năm 2018 đạt 2 xã, năm 2019 sẽ đạt 3 xã và năm 2020 phấn đấu đạt tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM. Theo kế hoạch, sẽ thực hiện đồng loạt trên tất cả các xã, các xã chưa đạt chuẩn đều đã được chọn là xã điểm, tập trung vào 4 xã có lợi thế để phấn đấu đạt chuẩn trước, 3 xã còn lại do còn gặp nhiều khó khăn nên sẽ tập trung cố gắng để đạt chuẩn sau.

Thực hiện kế hoạch từng năm, nếu xã năm nay không đạt tiêu chuẩn NTM, nhưng nhất thiết phải đạt được một vài tiêu chí nhất định. Tập trung đầu tư theo nguồn lực được phân bổ, những tiêu chí người dân làm, tất cả các xã đều phải triển khai, dựa vào ngân sách để phân bố nguồn lực và dựa thêm từ nguồn lực bên ngoài mà triển khai đồng bộ trên tất cả các mặt.

Khi bắt tay xây dựng NTM bộ mặt nông thôn từng xã có những thay đổi ra sao, thưa ông?

Khi triển khai xây dựng NTM, xuất hiện rất nhiều thay đổi, đổi mới trong bộ mặt nông thôn. Trước tiên là sự thay đổi về nhận thức, nếu như trước kia người dân thường trông chờ, ỷ lại sự đầu tư từ nhà nước. Trong quá trình SX thì người dân cũng chưa nâng cao chất lượng, sản phẩm, tăng nâng suất và giảm giá thành. Nhưng, sau khi có cuộc vận động toàn dân tham gia xây dựng NTM thì người dân đã nhận thức được vai trò của họ, có ý thức tham gia xây dựng NTM rất cao.

Hạ tầng SX, khi triển khai xây dựng NTM, sẽ bắt tay vào xây dựng hạ tầng SX, hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi, vấn đề quy hoạch, tổ chức lại quá trình SX sẽ tốt hơn. Chính vì vậy, đáp ứng được nhu cầu, tạo thuận lợi trong sinh hoạt, đời sống, SX của người nông dân. Thay đổi về bộ mặt nông thôn, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thắp sáng đường quê dẫn đến sự thay đổi rất lớn so với thời điểm ban đầu…

15-14-24_nh_2_-_xy_dung_ntm_den_nm_2020_huyen_thp_muoi_ve_dich_huyen_ntm
Tháp Mười phấn đấu đến năm 2020 về đích huyện NTM đầu tiên của Đồng Tháp

Phát triển SX gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, chú trọng nâng cao thu nhập cho người nông dân, phát triển SX trong quá trình xây dựng NTM được chú trọng quan tâm.

Bên cạnh đó xây dựng NTM giúp giảm nghèo ở nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập cho người dân và giảm tỉ lệ hộ nghèo. Trước đây có nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo trên 10%, hiện tại các xã đạt chuẩn NTM tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 4%, các hộ nghèo giảm dần theo từng năm.

Điều kiện hạ tầng giao thông phát triển dẫn đến tỷ lệ bỏ học giảm, trước đây nông thôn đường đi lại rất khó khăn. Chính vì vậy dẫn đến tỷ lệ học sinh bỏ học rất cao, tỷ lệ học sinh ra trường đạt cao hơn so với trước đây.

Tiếp theo vấn đề chăm sóc y tế cho người dân được đặc biệt quan tâm, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của người dân tăng cao. Chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn cũng thay đổi, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Môi trường nông thôn thay đổi theo hướng tích cực. Từ đó, khi xây dựng NTM làm thay đổi rất nhiều về bộ mặt của nông thôn như “thay da đổi thịt từng ngày”.

Trong quá trình xây dựng NTM, huyện gặp những khó khăn gì, thưa ông?

Trong quá trình thực hiện thuận lợi trước tiên là nhận được quan tâm từ cấp Ủy, chính quyền các cấp, kiểm tra giám sát thường xuyên. Thứ 2 vấn đề vận động tuyên truyền người dân không còn trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước, nhưng hiện tại người dân đã nhận thức được vai trò chủ thể của mình nên có sự tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng NTM tại địa phương. Nguồn lực cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phát triển hạ tầng, để xây dựng NTM.

Hiện nay, ở huyện cũng đang tập trung phát triển SX nông nghiệp để nâng cao thu nhập của người dân. Về văn hóa, xã hội cũng tập trung vào các thiết chế văn hóa, cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư để phục vụ cho cuộc sống. Cảnh quan môi trường cũng được chú trọng quan tâm, người dân đã có ý thức về làm đẹp cho bộ mặt nông thôn…

Về một số khó khăn hiện tại, trước tiên là xuất phát điểm của các xã ban đầu rất thấp, một số xã chỉ đạt 7 – 8 tiêu chí. Chính vì vậy, gây khó khăn nguồn lực xây dựng NTM luôn gặp khó, cần vốn đầu tư nhiều. Bên cạnh một số yêu cầu từ các tiêu chí mới xây dựng NTM tạo một số khó khăn nhất định cho địa phương. Đó vừa là một động lực để địa phương phấn đấu, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với địa phương khi xây dựng theo bộ tiêu chí mới.

Sản xuất nông nghiệp ở Tháp Mười góp phần xây dựng NTM

Về tiêu chí thu nhập, từ thời điểm hiện tại đến năm 2020, huyện phải đạt 50 triệu đồng/người/năm, đây là một trong những tiêu chí gây khó khăn cho xã chuyên về SX nông nghiệp. Nếu tính cụ thể theo từng xã chuyên về hoạt động SX nông nghiệp, không có các loại hình dịch vụ và SX công nghiệp sẽ gặp khá nhiều khó khăn về tiêu chí tăng thu nhập cho người dân từ đây đến năm 2020 đạt mốc 50 triệu/người/năm.

Về vấn đề tổ kinh tế hợp tác, cũng là một tiêu chí khó khi thực hiện, khi phải đáp ứng tiêu chí mỗi xã phải có 1 HTX hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay tại một số địa phương vẫn chưa có HTX, để vận động người dân tham gia HTX cũng rất khó khăn do người dân vẫn còn e ngại. Vì vậy, tại địa phương cũng đã nhờ sự hỗ trợ tư vấn từ một số đơn vị cho 2 HTX của huyện NTM dự kiến đạt chuẩn trong năm 2017, và tiếp tục tư vấn về lợi ích từ kinh tế hợp tác cho các xã còn lại để giúp người dân hiểu rõ hơn kinh tế hợp tác, tham gia vào kinh tế hợp tác.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Thái Nguyên có 240 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP

Trong số các sản phẩm OCOP của Thái Nguyên, có 155 sản phẩm đạt 3 sao, 83 sản phẩm đạt 4 sao và 2 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.