| Hotline: 0983.970.780

Tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: Trồng được, phải giữ được!

Thứ Năm 28/04/2011 , 09:48 (GMT+7)

Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng...

Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại hội nghị tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, giai đoạn 1998 – 2010, được tổ chức hôm qua (27/4), tại trụ sở Chính phủ.

Hiệu quả KT-XH đã được khẳng định

Là tỉnh biên giới, hải đảo, Quảng Ninh có tới hơn 427 nghìn ha, chiếm 71% tổng diện tích tự nhiên, là rừng và đất lâm nghiệp. Nhận thức được vai trò to lớn của rừng trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh, ngay từ năm 1998, Quảng Ninh đã xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng đất trống, đồi núi trọc phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả việc trồng rừng vành đai biên giới, ven biển để đảm bảo an ninh quốc gia, phòng hộ môi trường.

Ông Chu Văn Tuyển, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 13 năm qua, tỉnh này đã tiến hành trồng mới được gần 130 nghìn ha rừng tập trung, tăng 24% kế hoạch, trong đó có 24 nghìn ha rừng phòng hộ đặc dụng, hơn 100 nghìn ha rừng sản xuất. Với kết quả này, Quảng Ninh là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tốc độ che phủ rừng, từ 38% năm 1998 lên hơn 50% năm 2010.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho rằng, trong giai đoạn 1998 – 2010 thực hiện dự án, dù trải qua không ít khó khăn, thách thức, song cả nước đã trồng mới được 2,45 triệu ha rừng, đó là không tính diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh và diện tích cây công nghiệp như cà phê, cao su. Qua quá trình thực hiện, nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ và phát triển rừng của tất cả các địa phương cũng như người dân được nâng lên rõ rệt. Rừng đã được bảo vệ tốt hơn, độ che phủ tăng dần qua các năm.

“Nếu như năm 1998, độ che phủ chỉ đạt 32%, thì năm 2005 đã tăng lên hơn 37% và năm 2010 đạt đến gần 40%. Ngoài ra, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 4,6 triệu người, chủ yếu là đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao, góp phần phát triển KT-XH cũng như an ninh quốc phòng của cả nước”, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay.

Tuy nhiên, cũng theo người đứng đầu ngành NN-PTNT, diện tích rừng tuy có tăng về số lượng và tổng trữ lượng, song chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng của một số trạng thái tự nhiên tăng chậm, thậm chí một số nơi còn giảm. Hơn nữa, ở nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, tình trạng phá rừng vẫn diễn ra gay gắt. Rừng tự nhiên tiếp tục bị giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng cây nông nghiệp, công nghiệp, làm thủy điện… “Cốt lõi là chúng ta chưa có nhiều biện pháp để nâng cao thu nhập cho người trồng rừng. Nếu đời sống bà con ổn định, thì đương nhiên rừng sẽ được giữ và tiếp tục tăng diện tích”, ông Phát nói.

Độ che phủ đạt 43% năm 2015

+ Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Nhà nước về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án này đã góp phần thúc đẩy xã hội hóa ngành lâm nghiệp. Cùng với 1 đồng vốn đầu tư từ ngân sách, dự án đã thu hút thêm 3,4 đồng từ các nguồn vốn khác cho bảo vệ và phát triển rừng, chưa kể các nguồn vốn đầu tư cho chế biến lâm sản.

+ Từ hiệu quả của dự án, các vùng nguyên liệu tập trung cho phát triển khu chế biến giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ… đã được hình thành. Sản lượng khai thác rừng trồng hàng năm không ngừng tăng nhanh, từ vài trăm nghìn m3/năm đã lên đến 4,5 triệu m3 năm 2010. Hiện cả nước có hơn 1.200 DN sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, kim ngạch XK năm 2010 đạt 3,55 tỷ USD.

Chủ trì hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã cho thấy hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo vùng nguyên liệu cho chế biến. Tuy nhiên, những vấn đề lớn còn tồn tại là độ che phủ rừng còn thấp, đất trống, đồi núi trọc còn lớn. Chất lượng rừng cũng chưa cao. Từ rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nơi xung yếu cho tới rừng đặc dụng, rừng sản xuất chưa được quy hoạch, tổ chức để có chất lượng tốt. Việc huy động nguồn lực cho việc trồng rừng, bảo vệ rừng, quản lý nhà nước về rừng chưa được đảm bảo, chưa làm cho người dân hăng hái trong việc giữ rừng, bảo vệ rừng. “Việc trồng rừng đã khó, để giữ gìn và phát triển được rừng lại càng khó khăn hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, để thực hiện mục tiêu giữ rừng, cần tiếp tục chỉ đạo quản lý, bảo vệ, sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có và quỹ đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của rừng. Ngoài ra, các địa phương cần vận động sự tham gia tích cực hơn của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển KT-XH địa phương. “Độ che phủ của rừng đến năm 2015 phải đạt 42-43%, góp phần đảm bảo sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gien và tính đa dạng sinh học”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Để làm được điều này, Phó Thủ tướng lưu ý, cần quản lý tốt quy hoạch 3 loại rừng, giao rừng và đất lâm nghiệp cho người quản lý cụ thể, tiếp tục thiết lập lâm phận quốc gia ổn định, nhất là đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp phải được xác định rõ ràng trên bản đồ và cắm mốc ngoài thực địa, đảm bảo 100% diện tích rừng và quy hoạch đất rừng phải có chủ quản lý. Các Bộ, ngành cần nghiên cứu, có biện pháp nâng cao đời sống vật chất cho người trồng rừng. Đây là biện pháp bền vững nhất, thông qua đó nâng cao năng suất rừng trồng, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ và từ đó độ che phủ rừng sẽ đạt mục tiêu đề ra.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm