| Hotline: 0983.970.780

Trợ thủ đắc lực xây dựng NTM, đô thị văn minh

Thứ Ba 14/03/2017 , 13:35 (GMT+7)

Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững có sự kế thừa liên tục, phong trào đã và đang là trợ thủ đắc lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM...

Trong 5 năm qua, Cà Mau có 383.285 lượt hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (cấp Trung ương 321 lượt hộ, cấp tỉnh có 16.000 lượt hộ, cấp huyện có 65.128 lượt hộ, cấp xã có 301.836 lượt hộ). Trong 5 năm các “nhà băng” cùng với Hội Nông dân đã triển khai thực hiện các chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được trên 10.483 tỷ đồng; hỗ trợ 516,378 tỷ đồng vốn lãi suất ưu đãi, cho 34.158 hộ nghèo thi đua sản xuất xóa nghèo bền vững. 

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và xóa nghèo bền vững là động lực, tập hợp nông dân khởi động nguồn lực. Phong trào trở thành tâm điểm để “nông dân bàn, nông dân làm, nông dân kiểm tra, nông dân hưởng thụ”. Kết quả là 50/82 xã của tỉnh Cà Mau đạt tiêu chí về thu nhập, 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); nhiều khu dân cư đô thị được chỉnh trang theo hướng “xanh - sạch - đẹp - văn minh”; tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống 6,49%, 37 xã đạt tiêu chí về giảm hộ nghèo. 

5 năm các cấp Hội Nông dân tỉnh Cà Mau đã tổ chức 3.835 lớp tập huấn kỹ thuật, 428 cuộc hội thảo đầu bờ, 277 ngàn lượt nông dân được chuyển giao kỹ thuật, công nghệ; 53 ngàn nông dân được học nghề ngắn hạn … duy trì 1.700 tổ hợp tác sản xuất, 1.900 tổ nông dân, thu hút trên 80 ngàn hộ; 162 hợp tác xã sản xuất và dịch vụ, thu hút 3.564 hộ nông dân,  đã tạo động lực để nông dân cùng hợp tác, cùng liên kết, cùng nghề nông phát triển. 

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng ngư, nông, lâm nghiệp giảm dần tỷ trọng; nông dân quan tâm đến việc đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện chuỗi giá trị; tạo mối liên hệ giữa nông dân với nông dân; nông dân với các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, với doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã về nông thôn liên kết với nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chuyên giao trồng lúa an toàn, nuôi tôm công nghệ cao, nuôi quảng canh cải tiến gắn với bảo vệ môi trường, tạo vùng nuôi tôm, trồng lúa theo hướng bề vững.   

Trong 5 năm có trên 2,5 triệu lượt hội viên, nông dân tìm hiểu mục đích, ý nghĩa và tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đã xuất hiện nhiều tập thể giỏi, nhiều cá nhân không cam chịu cái nghèo phấn đấu thi đua, trở thành những tỷ phú của nghề nông. 

Ông Lê Minh Đức (huyện Trần Văn Thời) vừa nuôi cá vừa kinh doanh, với cơ sở chế biến cá bổi khô thu nhập 1,32 tỷ/năm, đã góp sức đưa sản phẩm đặc sản của địa phương vươn xa; ông Nhữ Văn Kiểu (huyện Thới Bình) giỏi trồng mía, trồng khóm, nuôi tôm, đã truyền nghề cho 50 nông dân, hỗ trợ 130 triệu đồng giúp nông dân làm theo; ông Mai Sáu (huyện Năm Căn) trên bước đường làm giàu, từ con tôm ông tạo ra bánh phồng tôm, Công ty Vĩnh Hòa  Phát ra đời với số vốn hàng chục tỷ đồng; để thương hiệu “Tôm khô Rạch Gốc” vươn xa, ông Hồng Chí Tâm (huyện Ngọc Hiển) thành lập Hợp tác xã chế biến tôm khô chất lượng cao. 

Xuất hiện nhiều nhà nông sáng tạo, như xây dựng hệ thống lắng phù sa trong vuông nuôi tôm của  nông dân Nguyễn Ngọc Vui; cải tiến máy sên bùn của nông dân Lê Minh Tân; lú bắt tôm còi của nông dân Huỳnh Thanh Hiền (huyện Đầm Dơi); sáng chế cải tiến máy cày, máy tuốt đậu xanh của nông dân Trần Văn Sươl (huyện Trần Văn Thời); bàn ép chuối khô của nông dân Nguyễn Văn Lời (huyện U Minh), đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân.

Trong phong trào xây dựng NTM, nông dân huyện Ngọc Hiển hiến 112ha đất làm đường, làm trường, làm địa điểm sinh hoạt văn hóa.  Nhiều cá nhân tiêu biểu như nông dân Phạm Khắc Thoại (xã Khánh Hưng) hiến 5.000m2 đất xây dựng trường học; ông Lê Văn Râu (xã Trần Hợi) hiến 2.100m2 đất làm lộ nông thôn; ông Cao Hoài Lượng, hiến 1.000m2 đất xây dựng Trạm y tế... 

Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững có sự kế thừa liên tục, phong trào đã và đang là trợ thủ đắc lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM, đô thị văn minh; tạo điểm tựa để nông dân Cà Mau vững bước vào hội nhập; giỏi sản xuất, giỏi kinh doanh.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm