| Hotline: 0983.970.780

7 phần mềm của học sinh Việt Nam dự Vòng chung kết Coolest Project Malaysia 2022

Thứ Năm 24/11/2022 , 19:15 (GMT+7)

Trong 7 dự án phần mềm này, có những phần mềm liên quan tới ngành nông nghiệp như hệ thống tự động phát hiện bệnh ở lúa, thiết bị hỗ trợ bảo vệ rừng …

'Hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi' - một trong những dự án lọt vào Vòng chung kết Coolest Project Malaysia 2022.

“Hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi” - một trong những dự án lọt vào Vòng chung kết Coolest Project Malaysia 2022.

Ngày 22/11/2022, trong chương trình kỷ niệm 20 năm thành lập tổ chức The Dariu Foundation (Quỹ Dariu) tại TP.HCM, Quỹ Dariu đã giới thiệu 7 dự án phần mềm xuất sắc do các em học sinh Việt Nam thực hiện, đã lọt vào vòng Chung kết cuộc thi Coolest Project Malaysia 2022.

Trong số 7 dự án đại diện cho Việt Nam “chinh chiến” tại cuộc thi năm nay có nhiều dự án nổi bật, độ khó cao và giàu tính ứng dụng. Trong đó có những dự án phần mềm có thể phục vụ trong ngành nông nghiệp.

Điển hình như “Hệ thống tự động phát hiện bệnh ở lúa” do nhóm 6 em học sinh của CLB Lập trình Trường THCS Hiếu Phụng (xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) thực hiện, với việc ứng dụng 40 loại cảm biến tích hợp, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT). Hệ thống không chỉ tự động phát hiện và cảnh báo những chứng bệnh gây hại cho cây lúa mà còn giúp người nông dân có thể điều khiển từ xa các thiết bị bơm tưới nhằm kịp thời cung cấp nước cho đồng ruộng.

“Thiết bị hỗ trợ bảo vệ rừng” do em Nguyễn Lê Quang Trực và Nguyễn Đức Bảo Lâm (CLB Lập trình trường THCS & THPT Đống Đa) thực hiện, đã thiết kế thành công hệ thống nhận dạng hình ảnh, âm thanh, nhiệt độ, độ ẩm … để thu thập, phân tích và cảnh báo các nguy cơ cháy rừng.

Dự án “D-Home, ngôi nhà thông minh cho người khiếm thanh, khiếm thính” do em Nguyễn Hoàng Trung Sơn và Hoàng Bùi Anh Tuấn (CLB Lập trình THPT Chuyên Bảo Lộc, Lâm Đông) thực hiện. Dự án ứng dụng trí tuệ nhân tạo có khả năng bắt cử chỉ từ người dùng để chuyển thành các lệnh điều khiển giúp cho người khiếm thính, khiếm thanh có khả năng sử dụng các tiện ích nhà thông minh như người bình thường ...

Những dự án phần mềm ấn tượng này được ươm mầm từ mô hình CLB Lập trình (Code Club) do Quỹ Dariu hỗ trợ các Sở GD-ĐT triển khai tại các trường THCS và THPT tại một số tỉnh ĐBSCL, Lâm Đồng và Hoà Bình, với mục tiêu phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu và đam mê lập trình.

CLB Lập trình là hoạt động ngoại khóa bổ ích, hấp dẫn cho học sinh, do giáo viên môn tin học làm chủ nhiệm. Quỹ Dariu hỗ trợ tập huấn giáo viên chủ nhiệm CLB, hỗ trợ thiết bị và một phần ngân sách mua sắm thiết bị làm dự án cho CLB. Đến nay, Dariu đã hỗ trợ thành lập 160 CLB Lập trình hoạt động sôi nổi, hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc Quỹ Dariu, chia sẻ: “Khoảng cách kỹ năng số giữa nông thôn và thành thị ngày càng bị nới rộng. Việt Nam đang thiếu hụt khoảng 37% thiết bị máy tính đáp ứng yêu cầu học tập của các trường học, trong đó tỷ lệ thiếu hụt ở cấp tiểu học là hơn 54%. Điều này không chỉ cản trở cơ hội học tập, tiếp cận kỹ năng số của các em mà còn có thể khiến các em phải đối diện với một tương lai đầy khó khăn và thách thức. Vì vậy, thông qua các dự án, Dariu mong muốn hỗ trợ các địa phương nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, trang bị các phòng máy tính, và các thiết bị lập trình khác, phổ cập kỹ năng số cho học sinh nông thôn, miền núi, nhằm thu hẹp kỹ năng số giữa học sinh nông thôn và thành thị”.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm