| Hotline: 0983.970.780

7km bờ biển tỉnh Quảng Nam ô nhiễm vì dầu vón cục dạt vào

Thứ Bảy 11/02/2017 , 20:12 (GMT+7)

Dầu vón cục có màu nâu đen, kích thước khoảng 0,5-10cm, xuất hiện rải rác dọc theo bờ biển, chiều dài đoạn bờ biển bị ô nhiễm khoảng 7km...

Theo Sở TN-MT Quảng Nam ngày 6/2 nhận được nhận được thông tin về có hiện tượng nhựa đường (dầu hắc-ín) bị sóng biển đẩy dạt vào bở biển một số xã huyện Núi Thành.

Sau đó, Sở đã phối hợp với Phòng TN-MT huyện Núi Thành tiến hành khảo sát thực tế. Đoàn đã ghi nhận dầu mỡ vón cục trên bãi biển khu vực biển Rạng từ quán Cây Bàng, xã Tam Quang đến khu Resort Chu Lai, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.

Dầu vón cục có màu nâu đen, kích thước khoảng 0,5-10cm, xuất hiện rải rác dọc theo bờ biển, chiều dài đoạn bờ biển bị ô nhiễm khoảng 7km. Dầu vón cục còn bám trên rác như: bao ni long, chai lọ…


Nhiều đồ vật có chữ Trung Quốc, Hông Kông trôi dạt cùng dầu vào bờ biển
 

Ngoài ra còn lẫn trong cát sau khi thủy triều rút, trôi dạt dọc theo bờ biển. Tại khu vực bờ biển khảo sát có nhiều ngư cụ bị hư hỏng, dây neo, rác thủy tinh vỡ từ các chai lọ, hộp đồ uống, thức ăn nhanh. Đa số các loại chai lọ, bao bì, hộp đồ uống có nhãn hiệu xuất xứ từ Hồng Kông, Trung Quốc.

Chiều ngày 11/2, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã chỉ đạo huyện Núi Thành tổ chức huy động các lực lượng tại địa phương nhanh chóng triển khai thu gom dầu vón cục tránh để thời tiết nắng nóng dầu tan chảy thấm vào trong lòng đất và cát.

“Lực lượng thu gom phải được trang bị bảo hộ lao động, thu gom đưa vào túi chứa chất thải nguy hại và tập kết tại các khu vực quy định. Sau đó ký hợp đồng và bàn giao cho Công ty Cổ phần môi trường đô thị Quảng Nam vận chuyển xử lý”, ông nói.


Dầu vón cục trôi dạt vào bãi biển tỉnh Quảng Nam

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm