Kết quả là, 100% cơ sở giáo dục, y tế trong tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt. 95,5% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử. 100% doanh nghiệp sử dụng tảng hóa đơn điện tử trong đó 72% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ số trong quản trị, sản xuất cũng như kinh doanh. 100% các siêu thị, trung tâm thương mại có thiết bị thanh toán không dùng tiền mặt. 65% cá nhân, tổ chức biết thanh toán không dùng tiền mặt, thay thế bằng thanh toán điện tử.
Không chỉ ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh và y tế, giáo dục mà trong giải quyết thủ tục hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc cũng có hệ thống thông tin được kết nối và chia sẻ dữ liệu với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tiện lợi cho việc tra cứu. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành đồng bộ cho toàn bộ các cơ quan trên địa bàn kết nối với trục văn bản quốc gia, có thể tích hợp chữ ký số chuyên dùng cũng như gửi, nhận văn bản điện tử. Nâng tỷ lệ ký số trên phần mềm quản lý văn bản của tỉnh lên mức gần 100%. Về phát triển hạ tầng số, trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 5 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại, 5 nhà cung cấp dịch vụ mạng với 3.000 trạm BTS và vẫn đang được nâng cấp các thiết bị hiện đại để đáp ứng cho nhu cầu mỗi ngày một cao hơn.