| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Phúc: Một kiểu “nuốt” đất nông nghiệp khôn khéo

Thứ Tư 25/08/2010 , 10:25 (GMT+7)

Nếu việc "xẻ thịt" đất êm ấm, chủ đầu tư sẽ thu về hơn 2.000 tỷ, trong khi chỉ mất hơn 10 tỷ tiền bồi thường.

Một góc đại công trường trên dự án trang trại phường Đồng Tâm

Lợi dụng danh nghĩa nhà nước, từ năm 2006 dự án trang trại phường Đồng Tâm đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt trên diện tích 25ha đất nông nghiệp của gần 200 hộ nông dân. Sau 4 năm, sự thật của dự án đã dần lộ diện khi tiền đền bù được rót về từ một “ tài khoản lạ”, chứ không phải từ ngân sách nhà nước. 

Dân bị buộc giao đất

Chiều 16/8 chúng tôi đã gặp những lão nông thôn Lạc Ý 3, phường Đồng Tâm đang thả bò bên những thửa ruộng thuộc dự án trang trại phường Đồng Tâm bị bỏ hoang suốt 4 năm qua. Ông Phùng Văn Lý cho biết: Các hộ có đất nằm trong dự án trang trại phường Đồng Tâm bị buộc phải giao đất. Đợt hỗ trợ lần đầu vào tháng 5/2010 là 15 triệu đồng/sào, sau đó  thêm 5 triệu nữa. Ông thấy vô lý nên không nhận tiền đền bù cho 5 sào 12 thước ruộng, vì thế gia đình ông không được công nhận gia đình văn hoá. Ông Phùng Văn Thơm cùng thôn cho biết thêm: Hầu hết những người dân trong thôn không biết thu đất ruộng để làm gì, gặng hỏi mãi cũng chỉ được biết làm trang trại.

Ông Phùng Văn Hạnh cho biết thêm: Khi biết thu hồi đất để làm trang trại chúng tôi gặng hỏi về phương án SX, hướng phát triển, mô hình ra sao, trồng cây gì, nuôi con gì, chủ trang trại là ai, có đem lại việc làm cho những người bị thu hồi đất không...thì chính quyền đều trả lời là không biết. Là nông dân chúng tôi đã nhìn thấy diễn biến không bình thường của dự án vì từ khi có quyết định thu hồi đất, nông dân bị cấm canh tác đến nay đã 3 năm, chỉ thấy đổ đất san nền chia lô thì chắc chắn không phải làm trang trại. Ở thôn Lạc Ý có 99 đồi gò đã lần lượt biến mất để trở thành của riêng cho một số người. Còn 25ha ruộng của chúng tôi chắc cũng sẽ theo “định hướng” này.

Ông Phùng Văn Xuân chỉ cho chúng tôi những thửa ruộng bị thu hồi đang được đóng cọc, chăng dây, xây tường bao, san ủi hết bờ bao kể cả diện tích của 31 hộ chưa nhận đền bù. Đây chỉ là một trong rất nhiều dự án thu hồi đất nông nghiệp ở phường Đồng Tâm. Hàng loạt trang trại được hình thành trên cơ sở thuê đất để nuôi cá trồng lúa nay cũng đã xây nhà kiên cố, đánh số nhà rao bán ngay cạnh dự án ‘”trang trại phường Đồng Tâm”.

Phường bị ép lập dự án?

Ngày 23/11/2006 UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định thu hồi và giao đất cho UBND phường Đồng Tâm lập dự án trang trại tại khu vực Đồng Khóm, đồng Cửa Chùa, đồng Sái thuộc phường Đồng Tâm, TX Vĩnh Yên. Đến ngày 28/11/2007 có quyết định phê duyệt phương án bồi thường GPMB trang trại phường Đồng Tâm. Ông Nguyễn Xuân Trường, nguyên Chủ tịch UBND phường cho biết: Tôi bị cấp trên ép lập tờ trình, lập dự án mặc dù tôi biết rất rõ là dự án này nếu được phê duyệt sẽ thuộc quyền sử dụng của một người không có hộ khẩu tại địa phương, không có nhu cầu làm nông nghiệp trong khi phải thu tới 25ha đất ruộng của nhiều hộ nông đang thiếu việc làm, đang cần đất SX. "Chính vì thế khi cấp trên “chỉ đạo” bằng miệng lập dự án chúng tôi đã rất hoang mang nhưng không thể không làm"- ông Trường nói.

Theo giá chuyển nhượng mà Cty Sông Hồng đang bán nền biệt thự 300m2 với giá 3 tỷ đồng thì với 25ha dưới tên gọi “Dự án trang trại phường Đồng Tâm” nếu được xẻ thịt êm thấm sẽ đem về cho chủ đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng trong khi chỉ phải bỏ ra hơn 10 tỷ đồng để đền bù cho nông dân. Đây là một cách làm giàu mà nhiều người có thể làm nếu có sự “hậu thuẫn” của chính quyền.
Sau gần 4 năm có quyết định phê duyệt dự án đến tháng 5/2010 “đột nhiên” có nguồn tiền hơn chục tỷ đồng chuyển về chi nhánh NH NN- PTNT Bắc Vĩnh Yên để chi trả cho các hộ nông dân có đất ruộng bị thu hồi. Bà Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng phòng Tài chính TP kiêm Phó trưởng Ban đền bù GPMB khẳng định: “Số tiền này không phải lấy từ ngân sách TP mà được rót về từ một tài khoản lạ. Trách nhiệm của Ban GPMB là phải chi trả người dân theo quyết định của UBND tỉnh”. Hộ nhận được nhiều nhất gần 2 tỷ đồng là Nguyễn Duy Ly dưới tên Phùng Thị Thịnh (vợ), Phùng Thị Lan (em vợ), Phùng Văn Hải (em rể).

Hiện ông Trường với cương vị Bí thư Đảng ủy phường rất lo lắng, nếu sau này 25ha đất nông nghiệp của dân không thành trang trại như dự án mà bị xẻ thịt thành nền biệt thự để mua bán chuyển nhượng thì không biết ăn nói với dân như thế nào. Ông Trường cũng thấy trách nhiệm cá nhân khi chúng tôi chỉ ra trên giấy trắng mực đen ông là người lập tờ trình, dự án và phải chịu hậu quả pháp lý về việc làm gian dối này. Vậy số tiền chi trả đền bù để GPMB dự án trang trại phường Đồng Tâm không phải của ngân sách phường, ngân sách thành phố thì của ai?

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm