| Hotline: 0983.970.780

ADB đánh giá cao nhiều mô hình của LCASP

Thứ Hai 14/10/2019 , 08:33 (GMT+7)

Mới đây, đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã đi thực địa tại các tỉnh Sơn La, Tiền Giang và Hà Tĩnh để đánh giá việc triển khai thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP).

Đào tạo, tập huấn cho hàng trăm ngàn nông dân

Theo đó, dự án được xếp hạng “theo đúng tiến độ” triển khai thực hiện. Kể từ ngày 31/8/2019, tiến độ thực hiện dự án so với khoản vay của ADB đạt 89%, tổng giải ngân lũy kế của dự án là hơn 29 triệu USD, tương đương 68% tổng nhu cầu của dự án. Đặc biệt, trong năm 2019, dự án đã trao thầu gần 4,4 triệu USD và đã giải ngân gần 2,5 triệu USD.

10-53-45_lcsp
Đoàn công tác của ADB kiểm tra thực địa một số mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp trong khuôn khổ dự án. Nguồn: Dự án LCASP.

Theo đánh giá của đoàn công tác ADB, tính đến hết tháng 8/2019, thực hiện hợp phần “Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi”, dự án đã xây dựng được hơn 59.000 hầm khí sinh học có công suất lên tới 50m3 và 60 hầm khí sinh học có công suất từ 51 – 499m3. Trong số những người được thụ hưởng từ hỗ trợ của dự án, có tới 10% công trình khí sinh học được xây dựng cho các hộ dân tộc thiểu số.

Một trong những ý nghĩa thiết thực mà dự án LCASP mang lại, đó là thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, đã có hàng trăm ngàn người thành thạo trong vận hành các hầm khí sinh học; 566 thợ xây và hơn 1.200 kỹ thuật viên cũng được nâng cao tay nghề.

Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch tả lợn châu Phi và giá thịt lợn xuống thấp kéo dài suốt 8 tháng đầu năm 2019 đã làm giảm nhu cầu xây dựng công trình khí sinh học ở một số tỉnh. Do đó, tỉnh Bình Định và Sơn La đề xuất tái phân bổ kinh phí chưa sử dụng trong hợp phần quản lý chất thải chăn nuôi để thự hiện các hoạt động trong hợp phần “Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp”.
 

Nhiều mô hình hữu ích

Bên cạnh đó, dự án cũng nghiên cứu nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp như ứng dụng than sinh học và các chất thải nônh nghiệp làm phân bón hữu cơ; sản xuất năng lượng sinh học, quản lý chất thải thủy sản.

Đặc biệt, gói thầu nghiên cứu về xử lý bùn thải nuôi tôm đã được đoàn công tác của ADB đánh giá cao và đang được người dân nhân rộng. Tuy nhiên, việc triển khai hợp phần này vẫn còn bất cập, bởi hầu hết các gói thầu không có đủ thời gian để thực hiện. Do đó, dự án đã đề xuất gia hạn thêm 1 năm (được phê duyệt vào ngày 28/6/2019) để hoàn thành các hoạt động nghiên cứu và cho phép áp dụng các gói nghiên cứu kết quả sau khi hoàn thành. Nhưng, tất cả các hợp đồng nghiên cứu đã không được Ban quản lý dự án các tỉnh gia hạn, khiến các nhà thầu bối rối.

10-53-45_lcsp-02
Nguồn: Dự án LCASP.

Đoàn đánh giá của ADB cũng đã thăm 4 điểm trình diễn các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp tại Sơn La, Tiền Giang, Hà Tĩnh và thấy rằng, các mô hình đều cung cấp các giải pháp hữu ích.

Các mô hình được xây dựng có tác động tích cực đối với môi trường, điều kiện kinh tế - xã hội của gia đình thụ hưởng và cả môi trường xung quanh. Ví dụ như các mô hình ở Hà Tĩnh giúp giảm lượng nước thải đáng kể vào dòng chảy tự nhiên từ một trang trại lớn và nước thải từ việc tách phân là nguồn phân bón tốt cho các trang trại gần đó.

Lợi ích này có thể được nâng cao hơn nếu chính phủ thông qua những chính sách phù hợp để có thể sử dụng phân bón hữu cơ sản xuất từ các mô hình dự án được lưu hành và thương mại tự do trên thị trường.

Từ kết quả tích cực trên, các tỉnh dự án tiếp tục đề xuất một số mô hình nhân rộng từ các mô hình trình diễn và gói nghiên cứu đang diễn ra. Ví dụ mô hình cung cấp hệ thống tách phân để xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất nguyên liệu cho phân bón hữu cơ; mô hình cung cấp hệ thống sử dụng nước thải sau biogas làm phân bón cho cây trồng sẽ được nhân rộng.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.