| Hotline: 0983.970.780

Ai cứu các công trình nước sạch nông thôn?

Thứ Sáu 04/05/2018 , 09:20 (GMT+7)

Hàng loạt công trình nước sạch ở huyện Thủy Nguyên được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa và tiền ngân sách, có nguy cơ đắp chiếu vì chính quyền cấp phép chồng chéo, vi phạm Nghị định của Chính phủ.

Những người tiên phong

Ông Bùi Văn Động là cổ đông sáng lập hệ thống nước sinh hoạt xã Thiên Hương (Thủy Nguyên). Thực hiện chủ trương của Chính phủ về chương trình nước sạch nông thôn, ông và bạn bè đã đứng ra góp vốn, cùng sự hỗ trợ của Nhà nước, xây dựng công trình nước sạch này từ năm 2000.

11-33-34_20180424_090157
Hệ thống nước sạch xã Thiên Hương có nguy cơ đóng cửa

Tháng 3/2000, UBND TP Hải Phòng có quyết định giao chỉ tiêu cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS-VSMTNT). 4 tháng sau, TP tiếp tục điều chỉnh và bố trí quy hoạch chi tiết kế hoạch đầu tư chương trình cấp nước sạch nông thôn cho các xã, trong đó có xã Thiên Hương.

Tháng 8/2000, UBND huyện Thủy Nguyên, Trung tâm NS-VSMTNT TP Hải Phòng, UBND xã Thiên Hương tổ chức hội nghị bàn biện pháp huy động vốn. Ngay sau đó, 1 tổ góp vốn do ông Bùi Văn Động làm tổ trưởng được thành lập, với mục đích xây dựng và quản lý, vận hành hệ thống nước sạch. Cuối năm 2000, UBND xã ký hợp đồng giao khoán về đầu tư và quản lý sử dụng hệ thống nước sạch, thời hạn 30 năm.

Theo đó, ban đầu hệ thống nước xã Thiên Hương công suất 200 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho 300 hộ dân tại 2 làng nghề gồm Trình Xá (thôn 7, 8, 9) và Đồng Giá (thôn 5, 6), kinh phí xây dựng 700 triệu đồng, trong đó ngân sách 280 triệu, còn lại là vốn góp của cổ đông.

Do nhu cầu dùng nước ngày càng tăng, nhóm cổ đông đã liên tục đầu tư, mở rộng công trình. Hiện hệ thống nước sạch Thiên Hương đạt công suất 1.000m3 nước sạch/ngày đêm, đủ phục vụ toàn bộ các hộ dân trong xã và các vùng lân cận, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 12 - 15 lao động. Chất lượng nước sạch được Trung tâm Y tế dự phòng TP Hải Phòng kiểm tra, đánh giá đủ tiêu chuẩn.

Khác với nhóm cổ đông ở xã Thiên Hương, cá nhân ông Trần Văn Bích ở xã Kiền Bái tự bỏ tiền túi đầu tư tới 3 công trình nước sạch trong xã, vốn bỏ ra khoảng 10 tỷ đồng. Hiện các 3 công trình nước sạch của ông Bích vẫn vận hành ổn định, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn và mạng lưới phủ khắp xã Kiền Bái.
 

Đòn chí mạng

Việc cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân nông thôn là chủ trương đúng nhằm từng bước cải thiện môi trường nông thôn, giúp người dân ngày càng nâng cao đời sống. Tuy nhiên, hàng loạt các công trình nước sạch tại huyện Thủy Nguyên đang có nguy cơ đóng cửa. Vì sao?

Năm 2008, huyện chấp thuận đầu tư cho Cty CP Xây dựng và cấp nước Hải Phòng đầu tư NM Nước sạch Dương Kinh, công suất hàng chục nghìn m3/ngày đêm, cung cấp nước sinh hoạt cho các xã, khu, cụm công nghiệp...

11-33-34_20180424_090307
Ảnh: T.Y
Theo thống kê, huyện Thủy Nguyên có tới 44 công trình nước sạch sinh hoạt nông thôn. Huyện cũng có 1 hiệp hội nước sạch với 18 hội viên, giúp đỡ, tương trợ nhau về kỹ thuật cũng như phương pháp vận hành hệ thống nước sạch đạt hiệu quả cao nhất.

Sẽ không có gì đáng nói nếu nhà máy nước này không “vươn vòi bạch tuộc” ra để chiếm thị phần của các công trình nước đã được đầu tư từ những năm trước đây theo tinh thần xã hội hóa. Đây chính là “đòn chí mạng” giáng vào thành quả, công sức và tiền bạc của các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch.

Theo các hội viên Hiệp hội Nước sạch Thủy Nguyên, NM Nước Dương Kinh đã và đang lắp đặt đường ống nước đè lên đường ống cũ và cung cấp nước cho các hộ dân đang sử dụng nước sạch của họ. Khi được hỏi thì đại diện NM này nói, đây là chủ trương của huyện và xã.

“Hợp đồng cung cấp nước sạch của chúng tôi có thời hạn đến tận năm 2030, tức là còn rất dài. Vả lại, nguồn vốn cải tạo, nâng cấp hệ thống nước sạch của chúng tôi là nguồn vốn vay ngân hàng. Nay huyện lại cấp phép cho nhà máy khác chồng lên hệ thống nước sạch của chúng tôi là vi phạm hợp đồng, trái với chủ trương của Nhà nước”, ông Động bức xúc.

Theo ông Động, từ khi có NM Nước Dương Kinh, hệ thống nước sạch xã Thiên Hương đã mất đến 60% thị phần về tay Dương Kinh. Trong tương lai không xa, nếu không có sự can thiệp, có thể công trình này sẽ phải đóng cửa, ngừng hoạt động.

Ông Nguyễn Thế Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Nước sạch huyện Thủy Nguyên, cũng cho rằng, hệ thống nước sạch trên địa bàn huyện với 44 nhà máy xây dựng trước đây hoàn toàn đủ khả năng để cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn cho hầu hết các hộ dân. Do đó, việc cấp phép của NM Nước Dương Kinh là vi phạm Nghị định 117 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

“Điều 32 Nghị định 117 nêu rõ, một đơn vị có thể có một hoặc nhiều vùng phục vụ khác nhau, nhưng mỗi vùng phục vụ cấp nước chỉ do một đơn vị phục vụ dịch vụ cấp nước”, ông Sơn phân tích.

Ông Bùi Doãn Nhân, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, huyện đang từng bước giải quyết tình trạng tranh chấp thị phần cung cấp nước sạch trên cơ sở hài hòa lợi ích các bên. Tuy nhiên, khi được thông tin việc NM Nước Dương Kinh lắp đặt đường ống chồng lên những đường ống nước đã có, vi phạm Nghị định của Chính phủ, thì ông Nhân giật mình và nói rằng sẽ cho kiểm tra ngay.

 

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất