| Hotline: 0983.970.780

Ai đang bức tử công trình an ninh Quốc gia?

Thứ Năm 02/06/2022 , 06:28 (GMT+7)

Hồ Dầu Tiếng, công trình an ninh Quốc gia đang bị một số cá nhân ngang nhiên san lấp, lấn chiếm nhiều ha đất vùng bán ngập để làm dự án du lịch.

Khu vực bị san lấp, lấn chiếm thuộc địa bàn xã Ninh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Mặc dù cơ quan chức năng gồm chính quyền xã, huyện, đơn vị chủ quản của công trình là Công ty TNHH MTV Khai thác Thuỷ lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (viết tắt: công ty Thuỷ lợi Dầu Tiếng) đã lần thứ 2 đến hiện trường lập biên bản yêu cầu dừng san lấp trái phép, tuy nhiên, “đại công trình” này vẫn tiếp tục thi công như chưa có chuyện gì xảy ra.

Bất chấp việc đoàn kiểm tra đến lập biên bản, công trình vẫn hoạt động, xe ben, xe tải nối đuôi nhau ra vào. Ảnh cắt từ clip.

Bất chấp việc đoàn kiểm tra đến lập biên bản, công trình vẫn hoạt động, xe ben, xe tải nối đuôi nhau ra vào. Ảnh cắt từ clip.

Theo một cán bộ trong đoàn kiểm tra, hiện mực nước hồ đang xuống thấp, hiện chỉ còn +20.40m. Như vậy, mực nước rút xuống tương đương 4,5m. Mặc dù công ty Thuỷ lợi Dầu Tiếng đã cắm mốc, phân định ranh giới diện tích đất bán ngập của hồ, nhưng các đối tượng lợi dụng mực nước xuống thấp, đưa phương tiện, máy móc vào đào bới, san lấp và làm công trình. Theo ước lượng ban đầu của đoàn kiểm tra, phần đất bị san lấp có chiều dài khoảng hơn chục cây số, rộng từ 100m đến hơn 200m. Tính tổng diện tích bị lấn chiếm có thể lên đến khoảng 5-6ha. Trong diện tích bị san lấp, có những con suối nhỏ từ rừng cây, vườn cao su chảy ra hồ. 

Theo biên bản thứ 2 lập ngày 31/5, người giám sát việc san lấp trái phép này là ông Bùi Thanh Cường, thuộc một công ty ở tận Tiền Giang. Ông Cường cho biết, ông không phải chủ đầu tư, mà chỉ là người san lấp thuê. Tuy nhiên, khi hỏi chủ dự án là ai, thì ông Cường ậm ừ, không nói rõ, chỉ nói có người ở TP.HCM thuê làm.

Cột điện đã được trồng xong, dẫn ra công trình nhô ra mặt nước hồ. Ảnh cắt từ clip. 

Cột điện đã được trồng xong, dẫn ra công trình nhô ra mặt nước hồ. Ảnh cắt từ clip. 

“Khi đoàn công tác đến, họ chẳng quan tâm, cứ thản nhiên làm. Được yêu cầu dừng san lấp, ban đầu họ không dừng, đến khi dọa lập biên bản tạm giữ phương tiện thì họ mới ngưng, nhưng lập biên bản xong, đoàn chưa kịp quay xe đi, họ đã lại tiếp tục”, vị cán bộ trong đoàn kiểm tra cho biết.

Cũng theo vị này, phần mặt hồ rộng nhất thuộc tỉnh Tây Ninh, lên tới 70% diện tích. 30% diện tích còn lại thu hẹp dần, trong đó 25% thuộc tỉnh Bình Dương, và 5% ở Bình Phước. Điều đáng nói là, 30% diện tích nói trên tuy nhỏ, hẹp, nhưng lại vô cùng quan trọng. Bởi đây chính là nguồn nước tích cho hồ. Phía Bình Phước là đầu nguồn sông Sài Gòn. Còn phần diện tích 25% nằm ở Bình Dương, là một mạng lưới những con suối. Vào mùa mưa, những suối này đưa một lượng nước khá lớn tích vào hồ. Nhưng nay, một số con suối đang bị “xoá sổ” bởi các dối tượng san lấp trái phép này.

Một trong nhưng con suối dẫn nước vào hồ Dầu Tiếng đã bị chặn dòng

Một trong nhưng con suối dẫn nước vào hồ Dầu Tiếng đã bị chặn dòng

Cứ hình dung, hồ Dầu Tiếng là lòng bàn tay, nước từ sông Sài Gòn (cánh tay) và những con suối (ngón tay) dồn về mới được như thế, giờ chặt mất mấy ngón tay thì còn đâu nước chảy vào? Nếu tình trạng này không chấm dứt, thì trong tương lai, công trình tầm cỡ khu vực này có thể trở thành hồ chết”, vị này nói.

Dường như, biên bản này không đủ sức 'dọa' những người đang san lấp. Ảnh: Đoàn kiểm tra.
Dường như, biên bản này không đủ sức 'dọa' những người đang san lấp. Ảnh: Đoàn kiểm tra.

Dường như, biên bản này không đủ sức "dọa" những người đang san lấp. Ảnh: Đoàn kiểm tra.

Trước đó, ngày 20/5, công ty Thuỷ lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa đã có công văn gửi UBND huyện, công an huyện Dầu Tiếng, công an xã Minh Hoà đề nghị phối hợp ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, san lấp trái phép diện tích bán ngập của hồ. Tuy nhiên, các cơ quan nói trên chưa có động thái gì. Do đơn vị chủ hồ không có đủ thẩm quyền xử lý mạnh tay, nên “đại công trình” này vẫn bỏ ngoài tai yêu cầu dừng san lấp, vẫn tiếp tục san lấp, xây dựng rầm rộ.

Clip một góc của "đại công trình" san lấp trái phép, lấn chiếm hồ Dầu Tiếng.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm