| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 16/07/2019 , 08:33 (GMT+7)

08:33 - 16/07/2019

Ẩn số nhân lực chất lượng cao

Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng chính thức xác nhận ông Trần Văn Mẫn (32 tuổi, Trưởng phòng Đấu thầu - Thẩm định và giám sát đầu tư) nộp xin thôi việc và đã được chấp thuận.

Ông Trần Văn Mẫn là trường hợp “hạt giống đỏ” thứ 3 ở Đà Nẵng rời khỏi quan trường với nhiều ái ngại và băn khoăn.

Ông Trần Văn Mẫn.

Ông Trần Văn Mẫn là con trai của ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch UBND Đà Nẵng, nguyên Phó Ban tổ chức Trung ương. Khi cha mình còn đương chức, ông Trần Văn Mẫn được cử đi học thạc sĩ tại Trường ĐH Queensland - Úc bằng ngân sách Nhà nước.

Tương tự, ông Nguyễn Bá Cảnh là con trai của ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nguyên Trưởng ban Nội chính trung ương. Ông Nguyễn Bá Cảnh từng được du học thạc sĩ ngành quản lý hành chính công ở Anh bằng ngân sách Nhà nước.

Sau khi bị kỷ luật cách chức Phó ban Dân vận Đà Nẵng vì vi phạm luật hôn nhân gia đình, ông Nguyễn Bá Cảnh (36 tuổi) cũng đã xin thôi nhiệm vụ đại biểu Hội đồng Nhân dân Đà Nẵng.

Có gốc gác lớn hơn và được kỳ vọng cao hơn cả Trần Văn Mẫn và Nguyễn Bá Cảnh là ông Nguyễn Xuân Anh cũng đã không còn tham gia bất cứ hoạt động xã hội nào ở tuổi 43.

Ông Nguyễn Xuân Anh là con trai của ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Bí thư Quảng Nam Đà Nẵng, nguyên Trưởng ban Kiểm tra Trung ương. Trước khi bị cho thôi Ủy viên Trung ương Đảng và cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh cũng từng khiến nhiều người ngạc nhiên khi trình ra bằng Tiến sĩ do Mỹ cấp, nhưng không được Bộ GD-ĐT nước ta thừa nhận.

Vì sao 3 hạt giống đỏ của Đà Nẵng ngậm ngùi rút lui? Nếu nói họ không còn chỗ dựa là quyền lực từ phía phụ huynh thì e rằng chưa thỏa tháng. Bởi lẽ, nếu họ có trình độ thực sự và vẫn muốn cống hiến cho xã hội thì còn rất nhiều cơ hội cho họ phát huy.

Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là bằng cấp mà họ sở hữu, dường như không nhằm mục đích theo đuổi kiến thức cá nhân hoặc theo đuổi giá trị tiến bộ, mà chỉ nhằm phục vụ cho con đường thăng quan tiến chức. Vì vậy, bao nhiêu tiền bạc và bao nhiêu gửi gắm mà cộng đồng đã phó thác cho họ, bỗng dưng tan thành mây khói khi họ cảm giác không thể dễ dàng cưỡi mây hóa rồng nữa.

Trái ngược với 3 hạt giống đỏ của Đà Nẵng được nâng đỡ tối đa, thì nhiều gương mặt thuộc dạng nguồn nhân lực chất lượng cao khác lại phải chấp nhận không ít bẽ bàng.

Một ví dụ gần đây gây sửng sốt dư luận là trường hợp anh Phạm Quốc Thái (26 tuổi) ở TP.HCM. Từng tốt nghiệp xuất sắc ĐH Bách Khoa TP.HCM, anh Phạm Quốc Thái tham gia chương trình đào tạo nhân sự cho hoạt động xây dựng đô thị thông minh của TP.HCM.

Trớ trêu thay, sau khi nhận bằng thạc sĩ ở ĐH Arizona (Mỹ), anh Phạm Quốc Thái lại được bố trí làm nhân viên nhập liệu ở Ban Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mức lương chưa đến 3 triệu đồng mỗi tháng. Để có thể đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của bản thân, anh Phạm Quốc Thái phải chạy xe ôm công nghệ ngoài giờ làm việc!

Nếu so sánh 3 hạt giống đỏ ở Đà Nẵng và thạc sĩ chạy xe ôm ở TP.HCM, sẽ thấy một ẩn số khó hiểu về nguồn nhân lực chất lượng cao!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm