| Hotline: 0983.970.780

Bắc Ninh ban hành Nghị quyết về xử lý sự cố đê điều

Thứ Năm 28/07/2022 , 15:51 (GMT+7)

Nghị quyết được ban hành trong bối cảnh nhiều công trình đê điều tại Bắc Ninh bị xuống cấp sau thời gian dài sử dụng hoặc do các vi phạm pháp luật về đê điều.

Hữu Cầu, một trong hai tuyến đê kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Nguyên Huân.

Hữu Cầu, một trong hai tuyến đê kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo đó, tại kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND về quy định nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương đối với hệ thống đê điều do địa phương quản lý.

Các nội dung chi duy tu, bảo dưỡng đê điều gồm: Sửa chữa, cải tạo, gia cố mặt đê; Sửa chữa gia cố mặt đường gom, đường hành lang chân đê, dốc lên xuống đê trong phạm vi bảo vệ đê điều; Sửa chữa và trồng cỏ mái đê, cơ đê, chân đê, mái kè; Đắp đất, trồng cây chắn sóng; Khảo sát, phát hiện và xử lý mối và các ẩn họa trong thân đê, khoan phụt vữa gia cố chất lượng thân đê;…

Nội dung chi xử lý cấp bách sự cố đề điều gồm: Sạt trượt mái đê, mái kè; Nứt đê; Sập tổ mối trên đê; Xử lý sụt, lún thân đê; Đoạn bờ song bị sạt trượt có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn đê điều; Rò rỉ, thấm, tổ mối và các khuyết tật khác trong thân đê; Xử lý lỗ sủi, mạch sủi, bãi sủi, mạch bùn, bục đất, giếng phụt; Trường hợp nước lũ tràn qua đỉnh đê; Hư hỏng cống qua đê;…

Tỉnh Bắc Ninh có 3 con sông lớn chảy qua với hơn 195km đê, 105 cống, 40 kè hộ bờ và chống sóng. Ảnh: Nguyên Huân.

Tỉnh Bắc Ninh có 3 con sông lớn chảy qua với hơn 195km đê, 105 cống, 40 kè hộ bờ và chống sóng. Ảnh: Nguyên Huân.

Mức chi thực hiện các nội dung duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều, hệ thống đê điều theo định mức, đơn giá, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh giao Ủy ban Nhân dân chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hàng năm phối hợp rà soát hiện trạng các tuyến đê trên địa bàn tỉnh, đề xuất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý cấp bách sự cố đê điều, hệ thống đê điều.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

3 cháu bé tử vong do sạt lở đất ở Ba Vì

Bức tường khu vui chơi tại thôn 6 xã Ba Trại (Ba Vì, Hà Nội) bất ngờ bị đất đá sạt lở làm đổ, đè trúng 3 cháu bé, khiến các nạn nhân tử vong.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm