| Hotline: 0983.970.780

Bậc nữ lưu hào kiệt hiếm có đã qua đời

Thứ Tư 08/11/2017 , 08:29 (GMT+7)

Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, người giữ tay hòm chìa khóa gia sản của gia đình nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô (1914 - 1988) vừa qua đời đêm 5/11/2017 tại nhà riêng (34 Hoàng Diệu, Ba Đình - Hà Nội) hưởng thọ 104 tuổi thật là bậc nữ lưu hào kiệt hiếm có trong thế kỷ XX.

Nhất Trịnh Văn Bô, nhì Đỗ Đình Thiện

Những năm 1930 - 1940, giới thương gia Đông Dương đã thuộc làu câu “Nhất Trịnh Văn Bô, nhì Đỗ Đình Thiện” để tôn vinh hai nhà tư sản giàu có của Hà Nội đương thời. Mặt trận Việt Minh từ khi ra đời đã có nhiều dịp quyên tiền của các gia đình hằng tâm hằng sản, trong đó có gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ, chủ hiệu tơ lụa Phúc Thái, 48 phố Hàng Ngang.

Tháng Tám 1945, ngay sau khi Việt Minh giành được chính quyền ở Hà Nội, ông Nguyễn Lương Bằng đã đến đặt vấn đề với bà Hoàng Thị Minh Hồ: “Gia đình anh chị là nơi đảm bảo an toàn nhất, là chỗ dựa mọi mặt của đoàn thể. Xin cho chúng tôi được dời cơ quan thượng cấp về đây”. Từ ngày 24/8/1945, nhà số 48 phố Hàng Ngang đã được đón “ông cụ dưới quê lên chơi”.

18-26-25_hong_minh_ho_k1_-_linh_tm
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (1914 - 2017) - ảnh: Linh Tâm

Trong những ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ngôi nhà 48 Hàng Ngang, bà đều trực tiếp và chỉ đạo nhà bếp nấu ăn phục vụ. “Tôi tự nấu cháo chứ không sai người nhà nấu. Bát cháo tôi tự nấu được chọn từ hạt gạo tám thơm mới, đến nước ninh gà, tim gan tươi ép lấy nước, các gia vị có tính chữa sốt. Tôi để tô cháo vào cái đĩa cổ, đặt trong chiếc khay sơn mài, đậy kín bưng lên gác”. Hằng ngày vào 9 giờ, ông bà thay nhau bê cháo và hoa quả lên. Mặc dù không biết là ai nhưng bà tự nhủ mình phải tự lĩnh lấy trách nhiệm săn sóc việc ăn uống để ông cụ có sức khỏe vì cụ làm việc rất khuya.

Chiều tối ngày 26/8/1945, phố đã lên đèn, bà Minh Hồ đem thức ăn tối lên mời ông cụ dùng. Bà gõ cửa, không ngờ người mở cửa chính là ông cụ. Bà lễ phép chào và đặt khay thức ăn lên bàn định đi xuống nhà, ông cụ liền chỉ tay vào chiếc ghế mời bà ngồi.

Là chủ nhà nhưng khi tiếp xúc với ông cụ thượng cấp mà bà nghe các đồng chí Khuất Duy Tiến, Nguyễn Lương Bằng, Vũ Đình Huỳnh cứ hỏi nhau: “Khi nào mẹ về”? Cứ tưởng mẹ là phụ nữ, hóa ra lại chính là ông cụ thượng cấp này. Tuy không biết ông cụ giữ chức vụ gì nhưng bà đoán chắc chắn ông cụ phải là người quan trọng. Ông cụ thượng cấp thân thiện nhìn bà rồi hỏi: “Cô tên là gì?”

“Thưa cụ! Cháu là Trịnh Văn Bô ạ”. Nghe bà trả lời vậy, ông cụ niềm nở cười thành tiếng: “Cháu là con gái sao lại là Trịnh Văn Bô, phải là Trịnh Thị ... chứ?”.

Bà cũng cười ngượng ngập, tự nhủ mình đã mất bình tĩnh. Tiếng ông cụ thượng cấp vẫn trầm ấm: “Trịnh Văn Bô là tên chú ấy. Tôi muốn được biết tên của cô”.

“Dạ, thưa cụ! Cháu tên là Hoàng Thị Minh Hồ ạ”.

“Họ Hoàng, tên là Minh Hồ!...”, ông cụ cứ nhắc đi nhắc lại mấy lần câu đó rồi lại cất giọng ấm áp: “Cháu còn trẻ và đẹp. Tuổi trẻ nhưng cháu có tấm lòng người mẹ cao cả, cháu giàu của lại giàu lòng thương người nghèo khó, thương người hoạt động vì nước. Cháu là người yêu nước, cháu vẹn toàn cả hai vai: Đảm đang việc nhà, tham gia việc nước...”.

Xúc động quá, ấp úng mãi bà Minh Hồ mới nói thành lời: “Thưa cụ! Được phục vụ cụ, phục vụ cách mạng là niềm vinh dự của gia đình cháu ạ!”

Bẵng đi mấy ngày, tối 1/9/1945, ông Nguyễn Lương Bằng đưa cho bà một tấm thiếp mời của Ban tổ chức Chính phủ lâm thời do cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ra mắt quốc dân tại vườn hoa Ba Đình. Hôm sau, vào đến khu vực khách mời dự, sát lễ đài, khi Đoàn quân nhạc cử Quốc ca xong, nhìn lên kỳ đài, bà rất bất ngờ vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đang dõng dạc đọc Tuyên ngôn Độc lập chính là ông cụ thượng cấp ở trên tầng hai nhà mình.

Một tuần sau ngày lễ Tuyên ngôn Độc lập, ông bà Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ được mời lên gặp Hồ Chủ tịch. Trong lòng bà cứ lo lo, không biết mình làm việc gì không phải để Cụ không hài lòng? Đến nơi, không chỉ có Cụ Hồ mà còn cả các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng. Cụ Hồ cầm một chiếc ngà voi, trên có khắc một đàn voi, vòi con nọ quấn lấy con kia. Cụ trao vào tay bà Minh Hồ món quà rồi thân mật nói: “Thay mặt Trung ương Đảng, tặng gia đình cô món quà này, chúc gia đình và cách mạng đoàn kết như đàn voi này”.
 

Nơi khởi thảo tuyên ngôn độc lập

Ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang cũng chính là nơi Bác Hồ khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945). Ngôi nhà 4 tầng, hai mặt phố, bên dưới là cửa hàng buôn bán tơ lụa. Nhà được xây dạng “hình ống”; gồm 3 khối, nối với nhau bởi giếng trời. Mặt tiền phía phố Hàng Ngang rộng chừng 6 m, là cửa hàng. Phía sau là sân và bếp, khu phụ, số 35 phố Hàng Cân.

Tại tầng hai của ngôi nhà, phòng ăn của gia đình chủ nhà đã được dùng làm phòng họp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Tại căn phòng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp với Ban Thường vụ Trung ương Đảng bàn, thông qua 3 nội dung quan trọng là Tuyên ngôn Độc lập; tổ chức lễ Quốc khánh và thành phần thành phần Chính phủ lâm thời nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tổ chức yêu nước, quyết định ngày tuyên bố độc lập.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết trong hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên” như sau:

“Trong căn buồng nhỏ thiếu ánh sáng của ngôi nhà sâu thẳm, nằm giữa một trong ba mươi sáu phố phường cổ kính của Hà Nội, Bác ngồi làm việc, khi thì viết, khi thì đánh máy. Những người giúp việc trong gia đình không biết ông cụ có cặp mắt sáng, chiếc áo nâu bạc thường đề hở khuy ngực, hay hút thuốc lá, ngồi cặm cụi đó làm gì. Mỗi lần họ tới hỏi cụ có cần gì, cụ quay lại mỉm cười, chuyện trò đôi câu. Lần nào cụ cũng nói không có gì cần phải giúp đỡ. Họ không biết là mình đang chứng kiến những giờ phút lịch sử. Một buổi sáng, Bác và anh Nhân (Tổng Bí thư Trường Chinh - KMS) gọi anh em chúng tôi tới. Bản Tuyên ngôn lịch sử đã thảo xong, Bác mang đọc để thông qua tập thể. Như lời Bác nói lại sau này, đó là những giờ phút sảng khoái nhất của Người".

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm