| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng phân bón cho lúa thích ứng với biến đổi khí hậu tại Bình Thuận

[Bài 2]: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa thông minh

Thứ Hai 13/11/2023 , 06:15 (GMT+7)

Từ thực tế sản xuất lúa còn nhiều bất cập, Phân bón Bình Điền đã thực hiện 'Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL từ 2016-2022'.

Mục tiêu của chương trình là tìm ra các giải pháp canh tác trong sản suất lúa trước tình hình biến đổi khí hậu càng ngày càng phức tạp hiện nay, trong đó có giải pháp sử dụng phân bón mới.

Trước khi triển khai chương trình tại tỉnh Bình Thuận, doanh nghiệp tiến hành khảo sát điều tra thực tế sản suất lúa của nông dân, lấy mẫu đất trên các nhóm đất chính của 13 tỉnh để phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng chính cũng như các yếu tố hạn chế như mặn phèn các chất trung lượng như Ca, Mg, S và các vi lượng trong đất.

Căn cứ vào kết quả phân tích đất để xây dựng lên công thức phân bón phù hợp cho từng giống lúa, từng nhóm đất, từng mùa vụ khác nhau từ đó rút ra quy trình hợp lý có hiệu quả cao trong sản suất lúa cả về tính khoa học và hiệu quả kinh tế cho nông dân

Các loại phân bón được khuyến cáo sử dụng cho lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu như sau:

- Đầu Trâu Mặn phèn (4% N– 14% P2O5  + Trung vi lượng ): Sử dụng bón lót khi làm đất lần cuối  - Đầu Trâu TE-A1 (21 % N – 14 % P2O5 – 7 % K2O + Trung vi lượng): Bón thúc cây mạ vào giai đoạn 7 - 10 ngày sau sạ (NSS), thúc đẻ nhánh vào giai đoạn 17 – 20 NSS.

-Đầu Trâu TE-A2 (17 % N – 4 % P2O5 – 21 % K2O + Trung vi lượng): Bón thúc đón đòng và nuôi hạt.

Các loại phân bón này được sử dụng một cách linh hoạt dựa trên tính chất từng loại đất và mùa vụ khác nhau, 4 quy trình cho 4 nhóm đất chính của đồng bằng sông Cửu Long như sau:

Bộ sản phẩm phân bón rất thích hợp cho lúa và các cây trồng khác ở Bình Thuận giúp nông sản cho năng suất, chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ sản phẩm phân bón rất thích hợp cho lúa và các cây trồng khác ở Bình Thuận giúp nông sản cho năng suất, chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu.

Quy trình bón phân cho lúa

Trên đất xám

-Bón lót khi làm đất: 0-50 kg phân bón Đầu Trâu mặn phèn

-Bón thúc 1 (7 – 10 NSS/NSC): 100 – 150 kg phân bón Đầu Trâu TE-A1  

-Bón thúc 2 (18 – 22 NSS/NSC): 100 – 150 kg phân bón Đầu Trâu TE-A1  

-Bón thúc 3 (38 – 42 NSS/NSC): 100-150 kg phân bón Đầu Trâu TE-A2  

Tổng lượng bón (kg/ha/vụ): 59 – 90,5 N + 32,0 – 55,0 P2O5 + 35 – 52,5 K2O

Trên đất phù sa

-Bón lót khi làm đất: 50 – 80 kg phân bón Đầu Trâu mặn phèn

-Bón thúc 1 (7 – 10 NSS/NSC): 80 – 120 kg phân bón Đầu Trâu TE-A1  

-Bón thúc 2 (18 – 22 NSS/NSC): 100 – 150 kg phân bón Đầu Trâu TE-A1  

-Bón thúc 3 (38 – 42 NSS/NSC): 100 – 150 kg phân bón Đầu Trâu TE-A2  

Tổng lượng bón (kg/ha/vụ): 56,8,0 – 85,4,5 N + 36,2 – 55,0 P2O5 + 33,6 – 50,4 K2O

Trên đất phèn

-Bón lót (khi làm đất): 80 – 120 kg phân bón Đầu Trâu mặn phèn

-Bón thúc 1 (7 – 10 NSS/NSC): 100 – 150 kg phân bón Đầu Trâu TE-A1  

-Bón thúc 2 (18 – 22 NSS/NSC): 100 – 150 kg phân bón Đầu Trâu TE-A1  

-Bón thúc 3 (38 – 42 NSS/NSC): 100 – 150 kg phân bón Đầu Trâu TE-A2  

Tổng lượng bón (kg/ha/vụ): 62,2 – 93,3 N + 43,2 – 64,8 P2O5 + 35,0 – 52,5 K2O

Trên đất nhiễm mặn và phèn mặn

-Bón lót (khi làm đất): 100 - 150 kg phân bón Đầu Trâu mặn phèn

-Bón thúc 1 (7 - 10 NSS/NSC): 100 - 150 kg phân bón Đầu Trâu TE-A1           

-Bón thúc 2 (18 - 22 NSS/NSC): 100 – 150 kg phân bón Đầu Trâu TE-A1  

Bón thúc 3 (38 - 42 NSS/NSC): 100 – 150 kg phân bón Đầu Trâu TE-A2  

Tổng lượng bón (kg/ha/vụ): 63,0 - 94,5 N + 46,0 - 69,0 P2O5 + 35,0 - 52,5 K2O

-Ruộng được cày và phơi ải từ 20-30 ngày, ngâm đất sau phơi ải ít nhất từ 15-20 ngày hoặc đất có phù sa bồi hàng năm: giảm 10-15% lượng phân bón.

-Thời gian đất được nghỉ giữa 2 vụ ít nhất 3 -4 tuần, kết hợp bổ sung thêm nấm Trichoderma (với ruộng thoát nước chủ động) hoặc vi khuẩn Bacillus phân huỷ chất hữu cơ (với ruộng không thoát nước chủ động): giảm 5% lượng phân bón.

-pH đất > 5,5 hoặc độ mặn = 0: không cần bón lót

-Đối với đất xám, đất cát pha, đất giữ nước kém nên chia phân bón Đầu Trâu TE-A1 ra từ 2-3 lần bón, mỗi lần từ 70 – 100 kg/ha vào các thời điểm 7 – 10 ngày sau sạ, 14 – 15 ngày sau sạ và 20 – 22 ngày sau sạ.

Kết quả đạt được của quy trình canh tác tổng hợp thích ứng với biến đổi khí hậu

Giai đoạn 1 (từ 2016-2017): Các mô hình được thực hiện trong vụ hè thu 2016, đông xuân 2016-2017 và hè thu 2017. Quy mô 0,5 ha/ hộ, tổng cộng 75 mô hình với diện tích 37,5 ha tại các địa phương thuộc 13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

So sánh lượng giống (kg/ha), lượng dinh dưỡng N-P2O5-K2O (kg/ha) và chi phí đầu tư (đ/ha) ở mô hình và đối chứng.

So sánh lượng giống (kg/ha), lượng dinh dưỡng N-P2O5-K2O (kg/ha) và chi phí đầu tư (đ/ha) ở mô hình và đối chứng.

Kết quả: Lượng lúa giống gieo sạ đã tiết kiệm bình quân từ 45-49%, tương đương với từng vụ lần lượt là 65, 75 và 72 kg/ha. Lượng phân bón tính theo lượng dinh dưỡng đa lượng nguyên chất cũng giảm rõ rệt, nhất là lượng phân đạm với lượng từ 25 - 29 kg/ha tương đương 23-26% lượng bón so với đối chứng, số lần phun thuốc đã giảm trung bình 1-2 lần, từ đó kéo theo chi phí đầu tư cũng giảm, còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giữ vững chất lượng lúa gạo.

Qua 3 mùa đã thực hiện, năng suất các mô hình luôn cao hơn đối chứng với tỉ lệ khá cao. Chứng tỏ các giải pháp kỹ thuật là phù hợp với điều kiện canh tác và bản thân nông dân có thể áp dụng được.

So sánh năng suất lúa (kg/ha) và lợi nhuận (đ/ha) trong và ngoài mô hình.

So sánh năng suất lúa (kg/ha) và lợi nhuận (đ/ha) trong và ngoài mô hình.

Chi phí đầu tư thấp, năng suất tăng đương nhiên giúp cho lợi nhuận ở các mô hình cao hơn nhiều so với đối chứng.

Lợi nhuận có chiều hướng tăng lên theo từng vụ, nếu như hè thu 2016 là khoảng 3,5 triệu/ha hai vụ sau lợi nhuận đã tăng dần lên đến 5,9 triệu/ha vụ hè thu 2017. (Còn nữa)

Xem thêm
Sâu hại chính trên dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu là loại cây trồng cho thu hoạch quanh năm và có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên hay bị các loại sâu hại làm giảm năng suất, chất lượng và mẫu mã...

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?