| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng phân bón cho lúa thích ứng với biến đổi khí hậu tại Bình Thuận

[Bài 1]: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp và con người thế nào?

Thứ Sáu 10/11/2023 , 07:12 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.

Một số hoạt động của con người góp phần gây ra biến đổi khí hậu

Ngoài các yếu tố tự nhiên như hoạt động phun trào núi lửa, thay đổi quỹ đạo của trái đất và kiến tạo địa chất làm dịch chuyển lớp vỏ trái đất, những tác động của con người vào trái đất cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra biến đổi khí hậu, cụ thể:

Sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt và than đá có chứa carbon dioxide đã giải phóng khí carbon dioxide vào không khí

Phá đốt rừng làm giảm diện tích cây xanh, giảm hấp thụ CO2 làm carbon dioxide tích tụ trong khí quyển nhanh hơn, đồng thời đốt rừng cũng giải phóng carbon vào khí quyển

Sản suất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) đã thải ra nhiều loại khí nhà kính khác nhau vào không khí như metan, carbon dioxide, oxit nitơ…

Sản suất công nghiệp các ngành đã thải ra lượng lớn carbon dioxide

Theo Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2022, hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra cho con người là rất đáng báo động cụ thể là:

Đối với sản suất nông nghiệp: Phát thải khí nhà kính đã làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo các nhà khoa học, với mức nhiệt độ tăng thêm trên 1,5°C, nguy cơ mất mùa ngô hàng loạt ở các vùng sản xuất lương thực lớn khác nhau sẽ tăng lên, đe dọa chuỗi cung ứng ngô toàn cầu.

Nếu nhiệt độ tăng vượt quá 1,5°C, toàn bộ hệ sinh thái sẽ bị mất đi mà không thể phục hồi, ngay cả khi nhiệt độ sau đó được giảm xuống bằng các biện pháp loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển.

Nếu mức nhiệt tăng thêm chạm mốc 2°C, người dân sẽ không còn có thể trồng các loại cây chủ lực ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới (lúa, ngô, rau, cây ăn trái..) nếu không có các biện pháp thích ứng.

Đối với cuộc sống con người: Số người ốm yếu và tử vong sớm sẽ gia tăng đáng kể do thời tiết khắc nghiệt hơn và các đợt nắng nóng, dịch bệnh lây lan.

Dự báo, các thách thức về sức khỏe tâm thần như lo âu và căng thẳng sẽ gia tăng, đặc biệt là ở người trẻ và người cao tuổi. Các trận lũ lụt nghiêm trọng hiện được dự đoán sẽ tăng 20% cho mỗi 100 năm khi mực nước biển dâng thêm 15cm và sẽ tăng gấp đôi khi mực nước biển dâng 75cm, kèm theo đó là tình trạng khan hiếm nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến người dân ven biển.

Bộ sản phẩm phân bón rất thích hợp cho lúa và các cây trồng khác ở Bình Thuận giúp nông sản cho năng suất, chất lượng cao.

Bộ sản phẩm phân bón rất thích hợp cho lúa và các cây trồng khác ở Bình Thuận giúp nông sản cho năng suất, chất lượng cao.

Thực trạng canh tác lúa của nông dân ĐBSCL và những rủi ro trước biến đổi khí hậu

Kết quả điều tra 378 nông dân trực tiếp sản suất lúa trên 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trước khi triển khai Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 2016 - 2022 của Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, kết quả cho thấy:

- Nông dân đốt rơm rạ sau thu hoạch còn khá phổ biến chiếm trên 44,2% là điều kiện góp phát thải khí nhà kính; sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ chưa nhiều chiếm 24,6%, đây là nguyên nhân làm cho lúa bị ngộ độc hữu cơ chiếm 28,8%.

- Nông dân làm đất phơi ải trong vụ đông xuân chỉ chiếm 40,7%, thời gian phơi ải <15 ngày là 22,7%, thời gian phơi ải trên 15 ngày chiếm tỷ lệ còn ít; Trong vụ hè thu gần như đất không được nghỉ; thời gian giãn cách vụ đông xuân <30 ngày là 50,8%; vụ hè thu là 68,5% và thu đông là 51,6% do vậy rơm rạ, gốc rễ lúa phải phân hủy trong điều kiện yếm khí sinh ra các khí như H2S, CH4 cũng góp vào thành phần khí nhà kính...

Tập quán sạ lan của nông dân còn khá phổ biến chiếm 78,3%, với cách sạ này thường tốn nhiều giống, mật độ cây/m2 cao, tốn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chi phí năng lượng cho sản suất lúa tăng cao, đây cũng là điều kiện làm tăng các thành phần khí thải vào môi trường. Tỷ lệ sạ cụm, sạ hàng còn chiếm tỷ lệ ít.

- Nông dân sử dụng giống lúa xác nhận OM18, OM 4151chiếm tỷ lệ khá cao (45%). Đây được coi là điều kiện thuận lợi trong một chuỗi các kỹ thuật để thích ứng tốt với biến đổi khí hậu hiện nay.

- Nông dân còn sử dụng nhiều phân bón hóa học, nhất là phân đạm: mức bón đạm cao nhất là 192kg N/ha, trung bình 97,43kg N/ha, tương tự lượng lân cao nhất là 161kg P2O5/ha, trung bình 58,17kg P2O5/ha; và 166kg K2O/ha, trung bình 42,15kg K2O/ha.

- Nông dân biết đến sử dụng phân bón Đầu Trâu cho lúa là 34,1% và sẽ tiếp tục sử dụng cho vụ sau là 96,9%. Đây là một thực tế đáng mừng vì sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa sẽ đảm bảo cân đối dinh dưỡng theo nhu cầu cây lúa, giảm lượng bón cũng đồng nghĩa với việc giảm phát thải khí nhà kính, giảm sâu bệnh và nâng cao năng suất chất lượng lúa gạo.

- Nông dân chưa áp dụng phương pháp ướt khô xen kẽ được nhiều, vẫn tưới theo phương pháp truyền thống, ruộng lúa ngập nước thường xuyên, làm gia tăng phát thải khí nhà kính. Nông dân còn sử dụng nhiều thuốc so với khuyến cáo và xịt nhiều lần xịt/vụ (6 - 8 lần/vụ). (Còn nữa...)

Xem thêm
Nông dân Đồng Tháp chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nhãn tiếng Việt

Thay vì sử dụng tràn lan, theo thói quen cũ, nông dân tỉnh Đồng Tháp đã chủ động trong việc tìm hiểu thông tin về thuốc và sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?